0

Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới tại khu vực Đông Nam Á, với nhiều công ty nước ngoài đang tìm cách thúc đẩy thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho nền kinh tế địa phương.

Cùng với tăng trưởng thu nhập và kinh tế, các sản phẩm thực phẩm từng được coi là xa xỉ hoặc đặc sản cao cấp đang dần dần trở thành phổ biến đối với người tiêu dùng trong nước – và một trong những sản phẩm như vậy là các thực phẩm làm từ hạt. “Tại Việt Nam ngày nay, xu hướng không bàn cãi là hạt và các sản phẩm từ hạt, không nhất thiết là granola hay các loại bột từ hạt hay các loại sữa hạt, người tiêu dùng Việt Nam đang rất quan tâm tới các sản phẩm từ hạt trong các phân khúc này”, theo nhà sáng lập kiêm CEO của Đạt Food – một doanh nghiệp địa phương. “Xu hướng này dang tăng do nền kinh tế Việt Nam và thu nhập trung bình đều tăng nên ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn tới sức khỏe và tin rằng các sản phẩm từ hạt tốt cả về dinh dưỡng và sức khỏe. “Do đó, ngày càng nhiều thương hiệu lựa chọn các loạt hạt làm từ khóa để quảng bá sản phẩm trên thị trường, ngay cả khi các sản phẩm của họ chỉ có hàm lượng rất nhỏ các loại hạt hoặc không tới 20% do từ hạt là một cách điều hướng khách hàng rất mạnh – nên thách thức lớn nhất cho thị trường Việt Nam vẫn là có các thương hiếu sản phẩm từ hạt thực sự do người tiêu dùng chưa phân biệt được nên giáo dục người tiêu dùng là rất quan trọng”.

Mặc dù phân khúc này đang tăng trưởng nhanh, hiện vẫn chưa có bất cứ sản phẩm nào đạt được mức độ phổ thông cao do tăng trưởng kinh tế chưa đủ để cho phép người tiêu dùng địa phương có thể sử dụng các sản phẩm từ hạt hàng ngày – nhưng ông Long kỳ vọng trong thập kỷ tới, thị trường sẽ đạt được mức độ này. “Cách người tiêu dùng Việt Nam tiêu dùng các san rphaarm từ hạt như bơ hạt và dầu hạt vẫn rất khác so với phương Tây và chúng tôi có thể quan sát từ chính thực tế kinh doanh của mình, ví dụ một hũ bơ hạt điều 570gr có thể tiêu thụ hết trong một gia đình nhỏ phương Tây trong khoảng 1 – 2 tuần nhưng một hũ 210gr sẽ cần tới 1 tháng để tiêu dùng hết đối với một gia đình Việt Nam”, ông cho hay. “Hành vi tiêu dùng bơ hạt cũng rất khác nhau, khi những người tiêu dùng phương Tây có thể tiêu dùng hàng ngày với bánh mỳ cho bữa sáng thì người tiêu dùng Việt Nam có thể chỉ ăn 1 – 2 lần/tuần như một cách tự thưởng cho bản thân. Cách tiêu dùng này chủ yếu là do thu nhập, cho thấy ngay cả khi nền kinh tế cải thiện, lương người tiêu dùng vẫn đủ cao để thưởng thức các sản phẩm giàu dinh dưỡng như vậy hàng ngày. “Tôi cho rằng tình trạng này sẽ thay đổi trong 5 – 10 năm tới – thế hệ con tôi chẳng hạn, sẽ lớn lên với thói quen sử dụng các loại bơ ừ hạt và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tới lúc chúng tới tuổi trưởng thành thì các sản phẩm từ hạt sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều”.

“Một ví dụ khác là phô mai – không lâu về trước, phô mai không phải là sản phẩm phổ biến tại Việt Nam do giá cả và thiếu nhận thức từ phía người tiêu dùng nhưng nay khi nền kinh tế tăng trưởng và ngày càng nhiều công ty tung ra các thực phẩm có phô mai, cùng với việc giáo dục khách hàng rốt ráo, phô mai đã trở thành một sản phẩm cực kỳ phổ biến”.

Dầu từ hạt sẽ là phân khúc tăng trưởng cao

Các nhà sản xuất Đạt Foods – bao gồm cả các loại bơ từ hạt và dầu từ hạt – ông Long cho rằng dầu từ hạt sẽ là một phân khúc tăng trưởng vượt trội. “Toàn bộ khu vực Đông Nam Á, không chỉ riêng Việt Nam, sử dụng rất nhiều dầu, tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, nên đây là thị trường rất lớn”, ông cho hay. “Chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu đối với các sản phẩm dầu tốt hơn cho sức khỏe nên tất cả các loại dầu lạc và dầu vừng của chúng tôi đã được kiểm tra và chứng nhận không có hóa chất, chế biến lạnh dưới 60 độ C để giữ hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại dầu thông thường – việc này kéo theo chi phí tăng và năng suất thấp nhưng mức dinh dưỡng rất đáng kể. “Tại Việt Nam, dầu lạc rất phổ biến trong nấu nước và dầu vừng cho trộn salad và một muỗng dầu vừng cũng thường được dùng làm bổ sung dinh dưỡng do có chứa hàm lượng chống ô xy hóa cao và các chất chống viêm”.

Mặc dù dầu chủ yếu là một mặt hàng bổ sung được sử dụng để chế biến thực phẩm, ông Long nhấn mạnh rằng ngay cả trong lĩnh vực này, tương lai có thể sẽ tập trung vào các lợi ích sức khỏe. “Tương lai của các loại dầu cũng sẽ tập trung vào giá trị dinh dưỡng do người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe”, ông nhận định. “Các loại dầu từ hạt rất phù hợp với nhu cầu này nhưng hiện một số khó khăn trong ứng dụng khi nhiều công ty chỉ sử dụng hạt làm từ khóa để điều hướng khách hàng, ngay cả khi sản phẩm của họ chỉ có hàm lượng rất nhỏ thành phần từ hạt nên giáo dục khách hàng trở nên rất quan trọng”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Sự nổi lên của sữa nguồn gốc thực vật xâm chiếm thị phần của sữa động vật

Bài trước

Ấn Độ dự báo lượng mưa trên mức trung bình sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nền kinh tế

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc