0

Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng do lạm phát cao trên các thị trường xuất khẩu chính làm giảm tiêu dùng thủy sản trên toàn cầu. Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu cảm thấy cuộc khủng hoảng lạm phát toàn cầu trở nên rõ rệt hơn trong tháng 9, do doanh số giảm và khách hàng tạm ngừng nhận giao hàng. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 9 là 862,8 triệu USD, giảm 13,7% so với tháng 8 và là mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Thương mại thủy sản giữa Việt Nam và phần lớn các thị trường xuất khẩu lớn nhất đều giảm trong tháng 9, bao gồm Mỹ, với kim ngạch 142,9 triệu USD, giảm 10,4% so với thangs8, Nhật Bản với kim ngạch 141,2 triệu USD, giảm tới 18% so với tháng 8; Hàn Quốc với kim ngạch 76,5 triệu USD, giảm 22,4%; Anh với kim ngạch 30,1 triệu USD, giảm 11,9%; Canada giảm 37,5% xuống còn 22,7 triệu USD và Đức giảm 16,3% xuống còn 21,7 triệu USD. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản duy nhất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng, với giá trị 146,3 triệu USD, tăng 2,4% trong cùng kỳ so sánh, theo dữ liệu hải quan cho thấy.

Giảm xuất khẩu phản ánh trong kết quả hoạt động kinh doanh của top các công ty thủy sản lớn nhất Việt Nam. Minh Phú – công ty xuất khẩu tôm lớn nhất – ghi nhận doanh thu tháng 9 đạt 51,2 triệu USD, giảm 12,2% so với mức 63,4 triệu USD trong tháng 8. Giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản giảm 23,2% xuống còn 11,6 triệu USD và sang Mỹ giảm 22,8% xuống còn 10,5 triệu USD trong cùng kỳ so sánh. Xuất khẩu tôm của Minh Phú sang thị trường Canada giảm mạnh 54,9% trong tháng 9/2022 so với tháng 8 xuống còn 3,7 triệu USD, theo dữ liệu của Minh Phú. Một công ty xuất khẩu tôm lớn khác của Việt Nam là Fimex (Sao Ta) báo cáo giá trị xuất khẩu giảm 10% trong cùng kỳ so sánh xuống còn 19,8 triệu USD.

Xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 164 triệu USD trong tháng 9. Mặc dù con số này gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 -thời điểm Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi đợt bùng phát COVID-19 trên khắp cả nước – nhưng vẫn thấp hơn so với tháng 8/2022. Nhưng tháng 9 thường là tháng sôi động của các nhà xuất khẩu do phải đáp ứng nhu cầu cao cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm và kim ngạch xuất khẩu tháng 9 rõ ràng không đạt các mục tiêu quốc gia, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VÁSEP). Công ty xuất khẩu cá tra Việt Nam là Vĩnh Hoàn ghi nhận giá trị xuất khẩu tháng 9 giảm 28% so với thang 8, xuống còn 917 tỷ VNĐ, tương đương 37,7 triệu USD, chủ yếu do giảm xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong tháng 9/2022, nhập khẩu cá tra Vĩnh Hoàn vào thị trường Mỹ đạt 320 tỷ đồng, tương đương 13,1 triệu USD, giảm 37% so với tháng 8. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra Vĩnh Hoàn sang thị trường châu Âu cũng giảm 10% xuống còn 107 tỷ đồng, tương đương 4,4 triệu USD và sang Trung Quốc giảm 52% xuống còn 81 tỷ đồng, tương đương 3,3 triệu USD.

CEO của Minh Phú, ông Lê Văn Quang, cho hay ông dự báo triển vọng tiêu cực về kinh doanh tháng 10, tháng 11 và tháng 12 do lạm phát cao trên các thị trường chính. “Chúng tôi có rất nhiều đơn hàng đã ký để giao hàng nhưng do lạm phát cao, doanh số của các khách hàng chậm, dẫn tới tồn kho cao, khiến họ hoãn nhập hàng để giảm áp lực tại các cơ sở kho hàng. Họ cho biết họ ẽ nhận lượng hàng đã ký hợp đồng nhưng không cho biết thời điểm nhận hàng”, ông Quang cho hay. Trước bối cảnh này, Minh Phú – một tên tuổi lớn, áp đảo trong ngành tôm nội địa, đã giảm giá thu mua tôm cho hoạt động chế biến, ngay cả khi sản xuất tôm nguyên liệu nội địa giảm do dịch bệnh làm giảm nguồn cung.

Lạm phát toàn cầu đang ngày càng tồi tệ, gây thiệt hại cho tiêu dùng tôm tại các thị trường chính của Việt Nam, theo chủ tịch Fimex Hồ Quốc Lực cho hay. Đồng Euro, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật đồng loạt giảm giá mạnh, làm giảm sức mua trên các thị trường này; trong khi thị trường Mỹ ngập nguồn cung tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu nội địa vẫn duy trì ở mức cao trong vài tháng qua do sản xuất giảm, đẩy áp lực cực lớn lên các nhà xuất khẩu, ông Lực cho hay. “Trong bối cảnh này, từ tháng 9 tới hết năm 2022, giá trị xuất khẩu tôm sẽ giảm mạnh so với những tháng trước đó”.

Các nhà máy chế biến tại ĐBSCL – vựa sản xuất thủy sản tại Việt Nam – giảm lượng thu mua tôm nguyên liệu trong tháng 9 từ 30 – 40% so với tháng 8, chủ yếu do nhu cầu yếu. Lượng mua giảm cũng bắt nguồn từ việc các công ty tập trung hơn vào chế biến sâu, dẫn tới công suất giảm, theo báo cáo từ Tạp chí thủy sản Việt Nam.

Giám đốc Siam Canadian tại Việt Nam Võ Thị Tường Oanh cho biết ngoài tiêu dùng giảm do lạm phát cao trên các thị trường chính, các nhà nhập khẩu trên các thị trường này cũng phải giảm tốc độ thu mua để giảm thiệt hại do sự mất giá của đồng nội tệ so với đồng USD. Bà Oanh dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 10 và tháng 11 sẽ giảm do xuất khẩu sang Mỹ, Canada, và EI sẽ thấp hơn nhiều so với dự báo trước đây về tình hình tiêu thụ trong mùa nghỉ lễ tại các thị trường này. “Các nhà nhập khẩu từ các thị trường khác nhau đã yêu cầu một số nhà máy tại Việt Nam hoãn giao hàng 2 – 3 tháng so với lịch trình trong hợp đồng, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình”, bà Oanh nhận định.

Bất chấp những thách thức nói trên, VASEP vẫn lạc quan rằng Việt Nam sẽ chỉ cần 11 tháng để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong cả năm 2022 do tổng giá trị xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2022 đã đạt 8,49 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Seafood Source

Admin

Lạm phát tháng 2/2024 của Indonesia tăng vọt do giá gạo, ớt tăng cao

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ có thể gia hạn chính sách thuế xuất khẩu gạo đồ vào tháng 3 để chống lạm phát trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản