0

Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng xuất khẩu khi từ năm 2020, nước này lần đầu tiên công bố Chiến lược Mở rộng Xuất khẩu Nông, lâm, thủy sản và thực phẩm ở một hội nghị cấp Bộ.

Chính phủ Nhật Bản hy vọng đạt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản và thực phẩm ở mức 14,4 tỷ USD đến năm 2025 và 36,1 tỷ USD đến năm 2030, và gần đây đã ban hành hàng loạt hướng dẫn tăng cường xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Nhật Bản đưa các sản phẩm của họ thâm nhập vào các thị trường quốc tế, đặc biệt là đạt kết quả thực trong thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng hơn trong xuất khẩu, chính phủ cũng đang triển khai cách tiếp cận theo thị trường để tăng xuất khẩu cho Nhật Bản, từ từ hình thành các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu tại nhiều thị trường mà gần đây nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh. “Chúng tôi đã phát triển một nền tảng hỗ trợ xuất khẩu để cung cấp hỗ trợ liên tục, chuyên nghiệp cho các nhà xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam – một điểm đến xuất khẩu quan trọng cho thực phẩm cũng như các sản phẩm nông lâm thủy sản Nhật Bản”, theo Phòng khu vực quốc tế thuộc Cục xuất khẩu và các vấn đề quốc tế thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF) thông báo chính thức. “Nền tảng này sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu sang thành phố Hồ Chí Minh dễ dàng hơn và chúng tôi cũng sẽ thành lập một hội đồng bao gồm các nhà giao dịch thực phẩm nội địa Nhật Bản và các tổ chức liên quan khác. “Để hỗ trợ tối đa cho các nhà xuất khẩu, chúng tôi đang triển khai các sứ mệnh ngoại giao quốc tế để hiểu hơn về các thị trường địa phương, thắt chặt hỗ trợ bán hàng tại các địa phương, hiểu hơn hệ thống phân phối và các nhu cầu đa dạng cũng như phát triển các kênh thương mại mới”.

Hồ Chí Minh là thị trường mới nhất mà Nhật Bản công khai coi là một điểm đến quan trọng, một địa bàn xuất khẩu mới, lớn và giàu tiềm năng để triển khai các nỗ lực trên. Các nền tảng tương tự cũng đang được hình thành tại Los Angeles và New York tại Mỹ, Bangkok tại Thái Lan, Singapore và Paris tại EU. “Chúng tôi có kế hoạch củng cố các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu này và có ít nhất 8 trong số các nền tảng đã hình thành tại nhiều nước và khu vực khác nhau, như Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong đến năm 2023”, theo MAFF.

Các chiến lược khác để cải thiện xuất khẩu

Ngoài thúc đẩy lượng xuất khẩu, Nhật Bản cũng hy vọng cải thiện giá trị xuất khẩu bằng cách tập trung vào dòng cao cấp, bao gồm thắt chặt các quy định và tăng kiểm soát các hàng hóa xuất khẩu. “Khi nói đến các sản phẩm thực phẩm cao cấp của Nhật Bản, các thị trường nước ngoài đều đánh giá cao phân khúc này nhưng vấn đề xuất khẩu phạm pháp một số hàng hóa thực phẩm dẫn tới nhiều vấn đề. Ví dụ về loai nho Shine Muscat – một số lượng đã bị buôn lậu ra ngoài Nhật Bản trong năm 2016 rồi được trồng tràn lan tại Trung Quốc, dẫn tới diện tích trồng loại nho này rộng gấp 30 lần tại Nhật Bản (53.000ha tại Trung Quốc so với 1.840ha tại Nhật Bản) và khiến Nhật Bản thiệt hại ít nhất 72,2 triệu USD hàng năm. Nên điều quan trọng là nỗ lực triển khai hiệu quả hơn các quy định liên quan đến hạt giống với sự giám sát của chuyên gia để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản trí tuế của Nhật Bản đối với các sản phẩm này và đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ nhận về giá trị tương xứng”.

MAFF cũng đang tìm cách cải thiện xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là các đồ uống có cồn hữu cơ, đưa các sản phẩm này vào hệ thống đảm bảo chất lượng của Japanese Agricultural Standards (JAS), đảm phán chứng nhận hữu cơ được công nhận tương đương với các thị trường nhập khẩu đồ uống có cồn lớn như Mỹ và EU nhanh chóng để có thể thúc đẩy xuất khẩu.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Cập nhật thị trường bán lẻ Trung Quốc năm 2023

Bài trước

Xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực phẩm của Thái Lan kỳ vọng tăng mạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc