Thủy sản

Thaifex 2022: Sự chuyển dịch của Ecuador sang thị trường Mỹ, chi phí cao tác động tiêu cực lên thương mại tôm Thái Lan

0

Sau khi trải qua “năm tốt đẹp nhất từng có”, công ty thương mại thủy sản có trụ sở tại Thái Lan là Siam Canadian cho biết năm 2022 là năm môi trường kinh doanh khó khăn hơn rất nheiefu. Do áp lực lạm phát đã len lỏi tới tất cả mọi ngóc ngách trong chuỗi giá trị, và người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ và châu Âu thắt lưng buộc bụng, nhu cầu tôm toàn cầu không còn cao như 12 tháng trước.

Đầu tiên và quan trọng nhất, chi phí vận chuyển cao đang tiếp tục ăn vào biên lợi nhuận của công ty. Theo ông Gulkin, chi phí vận chuyển tại thị trường Trung Quốc chỉ giảm nhẹ từ 25.000 USD/container xuống còn 16.000 USD/container trong năm 2022 – trong khi chi phí vận chuyển tại Thái Lan vẫn tăng. Chi phí vận chuyển đang gây áp lực lên tất cả nhưng vấn đề là các chi phí khác cũng đang tăng: chi phí nhân lực, chi phí đóng gói đồng loạt tăng, và nay cùng với giá dầu tăng, tác động trực tiếp lên chi phí đóng gói”, ông cho hay. “Do đó lạm phát đang gây thiệt hại cho rất nhiều khía cạnh của ngành và đẩy giá tăng trong khi giá nguyên liệu thô giảm do Ecuador bị cấm khỏi thị trường Trung Quốc. Diễn biến này có tác động sâu rộng lên toàn ngành”. Ông Gulkin dự báo hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp áp lực rất mạnh để đạt doanh thu tương đương năm 2021. Năm 2021, doanh thu trên khu vực châu Á là 290 triệu USD, ông cho hay. “Niềm tin của người tiêu dùng cũng giảm do lạm phát; các nhà bán lẻ bắt đầu gặp một số khó khăn do giảm niềm tin và lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh, trong khi người tiêu dùng bắt đầu trở nên thận trọng trong thói quan chi tiêu. Do đó, đây sẽ là một năm khó khăn”.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh nhu cầu từ Mỹ đối với nhiều sản phẩm tôm mà công ty ông cung cấp đang giảm mạnh. “Tồn kho đang tăng tại Mỹ và nhiều vấn đề logistics kéo dài dai dẳng. Các kho chứa đầy chật hàng, thiếu lái xe tải, các vấn đề giao vận – tất cả các vấn đề xảy ra cùng lúc và có vẻ thị trường Mỹ đang giảm nhiệt”.

Tuy nhiên, Siam Canadian vẫn có mạng lưới vững mạnh trên thế giới, giúp công ty chuyển dịch hoạt động kinh doanh từ thị trường này sang thị trường khác để phù hợp với tình hình heienj nay. Các nhà chế biến khác tại Thái Lan có thể không có may mắn đó. “Giá nguyên liệu cao, chi phí nhân sự cao, lương tối thiểu tại Thái Lan sẽ tăng vào thagns 9 sắp tới”, ông cho hay. “Đó sẽ là thời kỳ khó khăn cho các nhà chế biến tại Thái Lan, chắc chắn như vậy”.

Phân phối nhập khẩu, triển vong kinh doanh các doanh nghiệp Ecuador

Mặc dù tình hình thị trường có vẻ không sáng sủa như năm 2021, vẫn còn một số điểm mà Siam Canadian đang đặt kỳ vọng có thể giành lợi nhuận mục tiêu trong năm 2022. Đầu tiên là văn phòng phân phối nhập khẩu của công ty tại Việt Nam – mở ra vào đúng cao điểm COVID-19 vào đầu năm 2021. “Đó là khoảng thời gian tồi tệ để khởi động một doanh nhiệp phân phối nhập khẩu”, ông Gulkin nhớ lại. “Nhưng nay tình hình tại Việt Nam đang tốt lên rất nhiều nên chúng tôi kỳ vọng đạt kết quả kinh doanh tốt hơn tại thị trường này”.

Động thái này theo sau là mở ra mảng kinh doanh phân phối nhập khẩu của Siam tại Thái Lan – mà ông Gulkin cho hay “rất thành công” – và hoạt động tương tự tại Trung Quốc – nơi nhập khẩu phần nào đang bị cản trở do các quy định hải quan. “Nhưng đây chắc chắc là một hướng đi cho chúng tôi, hướng tới hoạt động kinh doanh phân phối nhập khẩu”.

Ở bên kia địa cầu, Siam Canadian cũng mở văn phòng tại Guayaquil, Ecuador vào tháng 8/2021, ngay sau khi ngành tôm Ecuador bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng. Văn phòng mới này là động thái mở rộng mới nhất của Siam Canadian tại Mỹ Latin, ngoài văn phòng điều hành tại Buenos Aires, Argentina. Tại các nơi này, công ty thua mua thủy sản cho các thị trường châu Âu và châu Á, chủ yếu tập trung vào sò điệp, cá hồi và cá tuyết đen, cũng như tăng tỷ trọng cá nước lạnh và tôm, mực ống Argentina. Do đó, tôm nuôi chỉ chiếm 50% doanh thu thương mại của công ty trong khu vực, trái ngược với tỷ trọng cao hơn nhiều tại các văn phòng ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Dù vậy, Ecuador vẫn là cơ hội lớn nhất trong năm 2022 của công ty, vị CEO này nhận định. “Tất nhiên chúng tôi kỳ vọng các hoạt động kinh doanh ngoài Ecuador trong năm nay, không nghi ngờ gì”. Mảng kinh doanh thịt của công ty – bao gồm thương mại thịt gia cầm, thịt lợn và thịt bò – cũng khá mạnh trong thời điểm này. Doanh nghiệp đã mở ra một mảng thương mại thịt lớn tại Ba Lan từ năm 2018, mà ông Gulkin cho biết đang vận hành rất tốt cho tới nay. Tuy nhiên, công ty không có kế hoạch mở rộng quốc tế trong thời gian tới, cho biết thêm điều kiện thị trường này được công ty nhận định là sẽ không tăng trưởng mạnh. “Thị trường vẫn tốt nhưng tôi không cho rằng mở rộng mạnh về lượng cho chúng tôi trong năm nay hay bất cứ ai”, ông cho biết. “Ngoại trừ Ecuador – đó là nơi hoạt động kinh doanh tăng trưởng – các công ty trước đó chưa bước vào mảng sản phẩm GTGT nay đang thực hiện bước đi này và tập trung vào thị trường Mỹ. Ở khía cạnh nào đó, chúng tôi vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ chấm dứt lệnh cấm với Ecuador. Và giá tại Ecuador tăng thì giá cả hàng hóa từ Châu Á sẽ trở nên cạnh tranh hơn”, ông nhận định.

Theo Undercurrent News

Admin

Diễn đàn tôm toàn cầu nhằm làm rõ thực trạng thương mại tôm

Bài trước

Triển vọng thị trường tôm toàn cầu – Phần 1: Các xu hướng chính trong thương mại tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản