0

Mặc dù cuộc chiến Nga – Ukraine khiến rất nhiều nước lo lắng về an ninh lương thực, dẫn tơi các lệnh cấm xuất xuất để đảm bảo nguồn cung nội địa, chính phủ lẫn các doanh nghiệp khẳng định rằng Thái Lan không có rủi ro thiếu thực phẩm.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit, chủ trì lễ khai mạc THAIFEX-ANUGA ASIA 2022, cho biết Thái Lan có nguồn cung thực phẩm dồi dào. Thực tế ông cho rằng thời điểm này mang tới cơ hội tốt để đưa Thái Lan trở thành trung tâm nông sản và thực phẩm chất lượng cao toàn cầu, giúp tăng xuất khẩu thực phẩm.

Trong thời gian gần đây, nhiều nước châu Á đã ban lệnh hạn chế xuất khẩu hàng hóa nông sản để bảo vệ thị trường trong nước khỏi tình trạng lạm phát. Malaysia cấm xuất khẩu thịt gia cầm, Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường lần đầu tiên trong 6 năm để ngăn chặn giá nội địa tăng vọt và yêu cầu các thương nhân phải có giấy phép mới được xuất khẩu đường từ ngày 1/6 – 31/10.

Ông Jurrin cho biết Bộ Thương mại theo dõi sát sao dự trữ nội địa các hàng hóa thực phẩm chính dể đảm bảo nguồn cung. BỘ cũng có kế hoạch xúc tiến xuất khẩu các hàng hóa dư thừa. Ngành thực phẩm và đồ uống đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Thái Lan là nước xuất khẩu thực phẩm lớn thứ 13 thế giới với thị phần 2,3% và là nước xuất khẩu thực phẩm lớn thứ 4 châu Á. Bất chấp hàng loạt các rào cản thương mại quốc tế do đại dịch toàn cầu, xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Thái Lan vẫn đạt hơn 286 tỷ Baht trong quý 1/2022, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Prasit Boondoungprasert, CEO của Prasit Boondoungprasert, cho biết các lệnh cấm xuất khẩu thực phẩm khó diễn ra tại Thái Lan do nước này có công suất sản xuất thực phẩm dồi dào. “Giai đoạn này mang tới cơ hội lớn cho Thái Lan thúc đẩy thương hiệu thực phẩm Thái Lan trên thị trường thế giới”, ông cho hay. “Với lo ngại ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng thực phẩm, nhiều nước nhập khẩu thực phẩm đang quay lại nguồn thực phẩm từ Thái Lan. Thái Lan nên đẩy nhanh chiến lược xây dựng hình ảnh an toàn thực phẩm Thái Lan và trở thành nhà sản xuất thực phẩm dẫn đầu châu Á”. Theo ông Prasit, sau khi chính phủ Malaysia cấm xuất khẩu gia cầm vào ngày 24/5, Singapore là nước đầu tiên liên hệ với CPF để mua thịt gà. Công ty đã sẵn sàng xuất khẩu các sản phẩm gia cầm do sản lượng thịt gà tại Thái Lan vượt nhu cầu tới 60 – 70%. Tuy nhiên, ông Prasit cảnh báo một số rủi ro lớn trong thời gian còn lại của năm do nguồn cung nguyên liệu thô giảm như phân bón và ngô, cuộc chiến kéo dài tại Ukraine và một số bệnh mới trên người và động vật.

Visit Limlurcha, chủ tịch Hiệp hội các nhà chế biến thực phẩm Thái Lan, cho biết Thái Lan không lo ngại về an ninh lương thực mặc dù giá một số hàng hóa thực phẩm tăng do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Ông Visit gạt bỏ khả năng thiếu thực phẩm, do nhập khẩu chỉ chiếm 25% nguyên liệu thô sử dụng trong sản xuất. “Hội chợ thực phẩm Thaifex được kỳ vọng sẽ có nhiều người bán lẫn người mua”, ông cho hay. “Với đại dịch và cuộc chiến Nga – Ukraine dẫn tới nhu cầu thực phẩm tăng trên toàn cầu, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội để Thái Lan tăng xuất khẩu”.

Theo Bangkok Post

Admin

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ không xem xét đề xuất dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lúa mì, gạo và đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc