Các quy định mới về đăng ký của Trung Quốc thách thức các nhà xuất khẩu Việt Nam
Các nhÀ xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam đối mặt với nhiều khó khan để đáp ứng các quy định mới về đăng ký từ phía Trung Quốc.
Các quy định của Trung Quốc về đăng ký và quản lý các nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài (Thông tư 248) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Chính sách mới yêu cầu tất cả các nhà sản xuất, chế biến và các cơ sở bảo quản thực phẩm ở nước ngoài đăng ký với các cơ quan chức trách của Trung Quốc để đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này. Chính sách này bao phủ tất cả các sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ phụ gia thực phẩm.
Trong một hội thảo nhằm dỡ bỏ khó khan cho xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cho biết họ không thể đăng ký trực tuyến để đáp ứng các quy định, mặc dù quy định đăng ký này đã triển khai trong 5 tháng qua. CÁc đại diện của CTCP Thủy sản NTSF cho biết công ty không thể đăng ký mặc dù đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến từ các nhà chức trách có thẩm quyển và thực hiện các bước theo hướng dẫn. Trong khi đó, một đại diện của CTCP Hải Việt cho biết mặc dù công ty đã đăng ký thành công trong năm 2021 và có tên trong danh sách 779 doanh nghiệp chế biến thủy sản được phép xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nhưng cũng không thể xuất khẩu do những trở ngại trong các quy trình thông quan. Một nhà xuất khẩu thủy sản khác cho biết họ đối mặt với nhiều khó khăn khi khai báo các mã HS do mã HS của Trung Quốc khác nhiều với mã HS của Việt Nam và rất phức tạp.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (Nafiqad), mã HS của Việt Nam có 10 số, trong khi của Trung Quốc có 13 số và 3 số đuôi là CIQ (mã thanh tra và kiểm dịch của Trung Quốc - China Inspection and Quarantine). Nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam gặp khó trong xác định CIQ nên họ điền sai số, nghĩa là hàng hóa của họ không đủ điều kiện thông quan. Để thuận lơi hóa hồ sơ thông quan, ông Lê Bá Anh, cục phó Nafiqad, đề xuất nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam đã có các đối tác tại Trung Quốc thì nên đề nghị đối tác hõ trợ xác định mã HS do các doanh nghiệp Trung Quốc hiểu rõ hơn hệ thống hải quan mới. Ngoài ra, ông Anh khuyến nghị các nhà xuất khẩu gửi văn bản yêu cầu và gửi tới văn phòng Nafiqad hoặc các cơ quan chức năng khác nếu gặp bất cứ khó khăn gì để các cơ quan này gửi thông tin tới phía Trung Quốc xem xét và giải quyết trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, ông Anh nhấn mạnh rằng các nhà chức trách Việt Nam đã làm việc với đối tác Trung Quốc nhiều lần để tìm giải pháp vượt qua các khó khăn về mã HS cho các nhà xuất khẩu Việt Nam; nhưng ngay cả khi phía Trung Quốc thừa nhận rằng các lỗi kỹ thuật là rất phổ biến do phần mềm còn mới, hơn 100 nước khác đang xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cũng gặp các vấn đề tương tự.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, liên quan đến việc đăng ký các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc theo Thông tư 248, hải quan Trung Quốc cho tới nay đã phê duyệt 1.853 mã cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để cải thiện hoạt động đăng ký, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin với hải quan Trung Quốc để dỡ bỏ các vấn đề kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin một cửa của hải quan Trung Quốc cũng như tránh việc chậm trễ cấp mã cho các sản phảm nguồn gốc thực vật của các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo VNA
Bình luận