0

Hàng năm, Southern Shrimp Alliance cập nhật dữ liệu cung cấp thông tin chi tiết về số lô hàng tôm nhập khẩu bị từ chối thông quan tại EU, Nhật Bản và Mỹ do phát hiện kháng sinh cấm. Dữ liệu này hiện đã cập nhật thông tin trong năm 2021 từ các nhà chức trách các thị trường nhập khẩu tôm lớn trên thế giới này.

Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với Thực phẩm và TACN của EU (RASFF) là cơ sở dữ liệu tổng hợp các thông tin liên quan tới từng cảnh báo nhập khẩu tôm phát hiện kháng sinh cấm trong giai đoạn 2001 – 2021. Năm 2021, RASFF đã tổng hợp 4 thông báo cho 4 lô hàng tôm bị từ chối thông quan vào EU do phát hiện kháng sinh cấm; 3 trong số 4 lô hàng này là tôm có nguồn gốc từ Ấn Độ và 1 lô hàng còn lại là lô hàng tôm đến từ Việt Nam.

Dữ liệu thông tin từ Cục Giám sát Thực phẩm Nhập khẩu (IFIS) thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tổng hợp thông tin liên quan đến các lô hàng tôm nhập khẩu bị từ chối thông quan do phát hiện kháng sinh cấm từ tháng 11/2010 tới hết năm 2021. Chỉ riêng trong năm 2020, IFIS báo cáo từ chối 11 lô hàng tôm nhập khẩu do phát hiện kháng sinh cấm, tất cả đều xuất phát từ Việt Nam (6 lô) hoặc Ấn Độ (5 lô).

Dữ liệu từ Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) tổng hợp thông tin về số lô hàng tôm bị từ chối thông quan do phát hiện kháng sinh cấm từ năm 2002 – 2021. Trong năm 2021, FDA từ chối 72 lô hàng tôm do phát hiện kháng sinh cấm, gấp đôi so với năm 2020. 3 lô hàng tôm Ấn Đô, đến từ công ty West Coast Frozen Foods Private Limited, trong tháng 1/2021 bị từ chối thông quan do phát hiện nitrofurans hiện được dỡ bỏ khỏi cơ sở dữ liệu của FDA mà không có giải thích. Ngược lại với các lô hàng tôm bị từ chối thông quan tại Nhật Bản và EU, phần lớn các lô hàng tôm bị FDA từ chối thông quan đều do kháng sinh cấm có xuất xứ từ Bangladesh (43). Sau Bangladesh, 29 lô hàng bị từ chối thông quan còn lại là tôm đến từ Việt Nam (15); Ấn Độ (6); Trung Quốc (4); Malaysia (3) và Hong Kong (1).

Theo các biểu đồ dưới đây, trong thập kỷ qua, các thông báo từ RASFF liên quan tới tôm chứa kháng sinh cấm chủ yếu là tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam. Trong cùng kỳ, phần lớn các lô hàng tôm bị từ chối thông quan tại Nhật Bản do kháng sinh cấm cũng là các sản phẩm tôm tới từ Ấn Độ và Việt Nam. Đối với Mỹ, cùng với từ chối thông quan tôm Malaysia do nghi ngờ trung chuyển tôm Trung Quốc, hai nguồn tôm bị từ chối thông quan nhiều nhất cũng là Ấn Độ và Việt Nam.

Trong năm 2021, báo cáo từ 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn này tiếp tục ch thấy tôm nuôi và xuất khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam có các “rủi ro đặc biệt liên quan đến chứa kháng sinh cấm”. EU duy trì các biện pháp bổ sung và đặc thù để giải quyết rủi ro rừ các lô hàng tôm chứa kháng sinh cấm từ Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay cả khi tăng cường kiểm tra và xử phạt, các báo cáo từ EU tiếp tục phát hiện tôm Ấn Độ chứa kháng sinh cấm. Dữ liệu cập nhật tại: https://www.shrimpalliance.com/take-action/foreign-food-safety-resources/banned-antibiotics/.

Theo Shrimp Alliance

Admin

DOC công bố kết luận điều tra chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam

Bài trước

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản