Những người nuôi ong ở Việt Nam: Cuộc sống không ngọt ngào như làn mật
Năm mới sắp đến và nếu không phải là một người làm bánh, bạn sẽ không quan tâm nhiều tới giá mật ong. Đối với nhiều người, mua mật ong đơn giản là lấy đại một thương hiệu quen quen để cho vào trà.
“Sự thực thì chúng tôi không dùng nhiều mật ong trong nhà – có thể chỉ 3 hũ mỗi năm. Mật ong là một trong số ít sản phẩm tôi thường không mua ở siêu thị mà có xu hướng mua từ các nông dân địa phương tại các chợ nông sản”, theo bà Kim Fellner, một cư dân tại Washington DC cho hay. “Thời gian này năm ngoái, tôi mua một hũ mật ong hương hoa tự nhiên từ Pennsylvania vì tôi thích hương vị của nó và có giá rất phải chăng. Tôi cũng muốn hỗ trợ những người nuôi ong trong nước bởi họ đã gặp khó khăn trong vài năm vừa qua do ong chết hàng loạt”.
Bà Fellner cho biết bà muốn hỗ trợ nông dân duy trì sinh kế nhưng không nhớ đã từng mua mật ong Việt Nam hay chưa. “Tôi thích mật ong nhưng không coi đó là hàng hóa thiết yếu. Nếu giá mật ong tăng lên trên mức tôi coi là phải chăng thì đơn giản là tôi dùng ít đi hoặc không dùng nữa”. Quan điểm của bà và hỗ trợ nông dân trong nước có thể chính là đại diện cho thái độ của người tiêu dùng Mỹ nói chung. Ngay cả khi một số người dùng mật ong hàng ngày, họ có thể chỉ dùng một vài hũ mỗi năm nên người Mỹ không quá lo ngại khi giá tăng.
Khi các cơn bão mùa đông và hạn hán phủ khắp các trang trại tại Mỹ, những người nuôi ong lập tức chịu thiệt hại. Họ muốn bảo vệ sinh kế bằng cách đệ đơn kiện chống bán phá giá. Động thái này lại tạo nên một cơn bão mạnh quét qua hàng loạt người nuôi ong trên khắp thế giới. Nhưng Hiệp hội những người nuôi ong Mỹ lại chỉ cảm thấy những tác động của thời tiết khốc liệt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2020, các nhà sản xuất mật ong trong nước chỉ sản xuất được 100 tấn mật ong, tức chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu trong nước, 200 tấn còn lại được nhập khẩu.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bang sản xuất nhiều mật ong nhất là Bắc và Nam Dakota, California và Texas. Báo cáo Mật ong Quốc gia tháng 10 cho biết tại Bắc và Nam Dakota, 2 bang sản xuất mật ong dẫn đầu cả nước, nước và độ ẩm đất tiếp tục ở mức dưới thông thường và phần lớn cây trồng đều đang trong tình trạng thu hoạch trễ. “Độ ẩm thấp và hạn hán vẫn đang diễn ra trên diện rộng. Phần lớn các đồng cỏ vẫn trong trạng thái tồi tệ. Trong tháng 10/2021, phần lớn ong đã chuẩn bị cho thời tiết lạnh giá hoặc di chuyển về các khu vực trú đông trên khắp cả nước”, theo báo cáo cho hay.
Tại California, bang sản xuất mật ong lớn thứ 3 cả nước, báo cáo cho biết môi trường đồng cỏ vẫn hạn chế cho sự hoạt động của loài ong, “vốn yêu cầu liên tục ăn syrup đường và các chất bổ sung protein”. Theo một người nuôi ong cho biết trong báo cáo: “Mưa được mong ngóng để giảm bớt bụi nhưng chúng tôi vẫn còn phải chờ thêm một thời gian dài nữa thì hạn hán mới giảm bớt…Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm các đợt mưa trong mùa đông để cảit hiện tình hình các đồng cỏ mà ong sinh sống trong năm 2022. Sản xuất mật ong tại California và Mỹ ở mức rất thấp trong năm 2021 do hạn hán trên diện rộng”.
Tại một bang sản xuất mật ong khác là Texas, Molly Keck, nhà côn trùng học và người hướng dẫn Nuôi ong của AgriLife Extension 101 tại hạt Bexar, cho biết sản lượng mật ong của bang này giảm nhẹ trong năm 2021. Bà cho biết cơn bão mùa đông Uri hồi tháng 2 và hạn hán diễn ra trong suốt mùa xuân 2021 tác động tiêu cực lên sản xuất mật ong. Bà cho biết cơn bão mùa đông nọ làm chậm các đợt ra hoa nên giảm sản lượng mật ong tại miền nam Texas. “Thiếu mưa trong suốt mùa đông vừa qua cho tới tận cuối tháng 4 đã càng làm nghiêm trọng thêm tình hình thiếu đồng cỏ cho loài ong khi các tổ ong trở nên đông đúc hơn”.
Thuế chống bán phá giá
Một chiến dịch chống bán phá giá vào tháng 5 đã nổ ra để điều tra về sản xuất mật ong tại Việt Nam và 3 nơcs khác từ ngày 1/10/2020 tới 31/3/2021. Chiến dịch này được triển khai do những khiếu nại từ Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ, liệt kê 12 nhà xuất khẩu Việt Nam trong hồ sơ khiếu kiện và cho rằng biên bán phá giá mật ong lên tới 207,08%.
Dữ liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ cho thấy trong năm 2020, xuất khẩu mật ong sang Mỹ đạt hơn 50 tấn, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch nhập khẩu mật ong của Mỹ. Mỹ chiếm tới 90% xuất khẩu mật ong của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các nhà sản xuất mật ong Việt Nam đối diện với một vụ kiện phòng vệ thương mại.
Ngày 2/12, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mật ong Việt Nam là 412,49%. Thông báo này thậm chí còn gấp đôi mức đề xuất của Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ. “Quyết định này sẽ khiến những người nuôi ong chúng tôi thêm khó khăn”, theo ông Nguyễn Văn Lượng, 50 tuổi, một người nuôi ong tại Nam Định, đang thu hoạch vào mua fhoa nở rộ tại các công viên và vườn hoa. “Mỹ là thị trường chính của chúng tôi nên rất khó nếu chúng tôi không thể chịu đựng được mức thuế trên để xuất khẩu sang thị trường này. Một mùa thu hoạch mới đang đến gần”.
1 tuần sau khi nhận tin dữ về quyết định nói trên, ông Lượng rời lán trại tại tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông, nơi ông nuôi giữ đàn ông trong mùa đông trước mùa sản xuất mật mới. Điểm đến của ông là vườn quốc gia Bù Gia Mập tại tỉnh đông nam bộ Bình Phước, nhưng tỉnh Bình Phước đang trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp khi số ca nhiễm bệnh ghi nhận cao kỷ lục trong tháng 12, nên ông sẽ phải thuê một chiếc xe máy để đi tới địa bàn này. Ông Lượng bắt đầu hành trình từ 5h sáng và hoàn thành 600km trong vòng 1 ngày, nơi ông lái tới tất cả ngõ ngách của những vườn điều sắp nở hoa để ong sản xuất mật.
Sau khi đánh dấu tất cả những nơi ông có thể đặt tổ ong, ông về nghỉ cuối ngày, kiệt sức nhưng tràn trề hy vọng rằng trong 2 tuần, ông sẽ thuê 1 container 40ft để tới lấy 400 tổ ong với cùng hành trình tới Bình Phước để bắt đầu mùa sản xuất mật ong mới, sẽ kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 cho tới tháng 10 năm 2022. Nếu thời tiết cho phép và hoa nở rộ, mùa mật cho một người nuôi ong tại Việt Nam có thể kéo dài thời gian gấp 3 lần so với người nuôi ong tại Mỹ. “Trung bình, một tổ ong mật có thể sản xuất 50kg mật mỗi năm”, ông Lượng cho hay. “Nhưng cần vài tuần để nghỉ ngơi giữa mỗi mùa ra hoa”. Trong 2 tuần, ông Lượng sẽ tới huyện Bù Gia Mập, nơi hạt điều được đánh giá là ngon nhất thế giới, nằm gần vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ong mật giúp hoa hình thành quả và những người nuôi ong không phải trả phí thụ phấn.
Tại Mỹ, phần lớn các tháng ong sản xuất mật là từ tháng 6 – 8. Sản xuất mật ong đến từ các vườn hạnh nhân và các loại hoa khác, bao gồm cúc tây, cây vàng, hoa cúc và hoa rừng dại. Báo cáo ngành mật ong mới đây của USDA cho biêt trong tháng 10/2021, Mỹ nhập khẩu hơn 200 tấn mật ong tự nhiên (mật ong chứng nhận hữu cơ) từ Việt Nam, cùng với gần 40 tấn mật từ tàng ong và mật ong đóng gói sẵn cho bán lẻ, một lượng tương đối nhỏ trong phân khúc mật ong này mà Mỹ nhập khẩu từ hơn 80 nước và vùng lãnh thổ. Trong một phân khúc sản phẩm khác, Mỹ nhập khẩu hơn 14.000 tấn mật ong tự nhiên không dành cho bán lẻ, với màu hổ phách đậm, từ Việt Nam – nguồn cung lớn thứ 2 chỉ sau New Zealand.
Theo USDA, nhập khẩu mật ong của Mỹ tăng 73% trong 10 năm qua, chạm mức cao kỷ lục 200.000 tấn. Do sản xuất mật ong nội địa chỉ duy trì ổn định quanh ngưỡng 70.000 tấn hàng năm, khẩu vị đối với mật ong và các sản phẩm làm ngọt từ mật ong của người Mỹ đang tăng lên. Năm 2020, tổng cộng 70% mật ong bán tại Mỹ đến từ nguồn nhập khẩu, tăng từ tỷ lệ 54% trong năm 2010. “Kể từ năm 2010 các nhà cung cấp mật ong hàng đầu cho thị trường Mỹ theo tỷ trọng đã thay đổi mạnh mẽ, với Việt Nam vươn lên vị trí số 1 vào năm 2020, theo sau là Argentina, Ấn Độ, Brazil và Ukraine. Tổng cộng, top 5 nước cung cấp mật ong này chiếm 88% tổng kim ngạch nhập khẩu mật ong của Mỹ trong năm 2020”, theo báo cáo của USDA.
1 pound (0,45kg) mật ong nhập khẩu từ Việt Nam có giá từ 0,81 – 1,68 USD cho lượng nhập khẩu từ 10.000 pounds trở lên, trong khi 1 pound mật ong sản xuất tại Mỹ có chi phí lên tới 2,1 – 2,27 USD/pound với lượng tương đương. Các yếu tố khác tính vào chi phí mật ong tại Mỹ bao gồm chi phí thụ phấn, năng suất trên mỗi tổ ong thấp hơn và những loại phí khác.
Sản xuất mật ong và nghề nuôi ong
Những người nuôi ong Việt Nam không phải trả phí thụ phấn, và quan trọng hơn, thời tiết ở Việt Nam ấm hơn và các tổ ong có thể di chuyển khắp nước để đón những mùa hoa nở mới sau mỗi đợt nghỉ.
Mặc dù được cọi là một cộng đồng tương đối nhỏ, ngành nuôi ong tạo công ăn việc làm cho hơn 40.000 người, phụ thuộc vào viẹc bán mật cho các công ty mật ong, những người sẽ dán nhãn hiệu của họ lên sản phẩm để bán trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu lượng lớn theo dạng mật ong hoa hỗn hợp. Mặc dù các mùa hoa ở Việt Nam rất đặc biệt, nhưng sản lượng mật ong không được phân loại theo tên loài hoa, chỉ có màu hổ phách nhạt hoặc đậm hơn. Mật ong sáng màu chỉ có thể mua trên thị trường nội địa bởi sản lượng quá nhỏ cho xuất khẩu và bạn sẽ không thể nào tìm được mật ong Việt Nam sáng màu trên thị trường Mỹ.
Ông Lượng trông trầm ngâm bởi hoạt động sản xuất cho xuất khẩu mật ong của ông có vẻ sẽ gặpn hiều khó khăn. “Tôi cẩn thận lựa chọn để đưa tổ ong tới các vùng hoa được chứng nhận bởi ong rất nhạy cảm với bất cứ sự thay đổi nào trong loại hoa thụ phấn hoặc loại thuốc trừ sâu được sử dụng”, ông cho biết. “Có các vườn được chứng nhập VietGAP hoặc GlobalGAP giúp đảm bảo sản xuất mật ong không có các hóa chất bị cấm – yếu tố rất quan trọng để xuất khẩu mật ong tới các thị trường kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng”.
Ông Lượng có 70 tổ ong khi ông mới bắt đầu việc nuôi ong 20 năm trước và chỉ vài năm trước ,ông có tới 900 tổ ong nhưng năm 2021, ông chỉ còn 400 tổ. “Ong được nghỉ ngơi tốt, tất cả các tổ đều đã được kiểm tra và sẵn sàng cho mùa sản xuất mật mới”, ông cho hay. “Nếu thị trường Mỹ đóng cửa thì chúng tôi sẽ phải quay về thị trường nội địa. Trước đó, người tiêu dùng trong nước chưa được thưởng thức loại mật ong chất lượng tốt nhất mà chúng tôi làm ra bởi tất cả đều được xuất khẩu.
Theo Vietnam News
Bình luận