0

Năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản đạt 14,5 tỷ USD. Hơn 300 khách hàng lớn từ nhiều nước đã tham dự sự kiện xúc tiến thương mại của ngành gỗ Việt Nam. Nhiều cam kết và hợp đồng đã được ký kết, giúp các doanh nghiệp thêm tự tin rằng họ sẽ phục hồi nhanh và đạt giá trị xuất khẩu cao kỷ lục 15 tỷ USD.

Ông Nguyễn Văn Diên, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết do tác động của làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4, năng suất của ngành gỗ Việt Nam tháng 8/2021 giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2020.

Mary Tarnowka, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), cho biết các nhà bán lẻ Mỹ chịu tác động tiêu cực khi Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội kéo dài. Tuy nhiên, đại diện AmCham tin rằng sức mua của thị trường Mỹ với các sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 – 2023. Theo AmCham, rất khó cho một số nhà sản xuất tại Việt Nam đạt 100% công suất trong vòng 6 tháng tới, trong khi còn phải trả chi phí vận chuyển rất cao. Một số nhà sản xuất và đầu tư Mỹ đã chuyển một phần các đơn hàng sang Trung Quốc.

Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany l ngại rằng cước vận tải biển vẫn quá cao. Gần đây, nhiều doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng nhưng không thể tìm được nguồn container rỗng. Các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam có thể mất hàng trăm triệu đôla do mất đơn hàng.

Theo các doanh nghiệp, khoảng thời gian giãn cách xã hội cũng là thời gian nhận được rất nhiều đơn hàng, đặc biệt là khi nhu cầu từ các nước châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan,… bùng nổ. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, mọi thứ ngưng trệ tại Việt Nam do giãn cách xã hội. Các vấn đề như thiếu nguyên liệu thô, giá cao, lao động trở về quê hoặc nhà máy chưa thể vận hành 100% công suất là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp.

Giám đốc Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh Bùi Tạ Hoàng Vũ thừa nhận rằng năm 2021 là năm rất khó khăn cho vận tải biển, trong khi có những khoảng thời gian số lượng container mắc kẹt tại cảng Cát Lái rấ lớn. Tuy nhiên, tình trạng này được cải thiện và các hoạt động cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh đang sôi động trở lại. Theo đề xuất của các hiệp hội, thành phố Hồ Chí Minh hoãn thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng cảng của doanh nghiệp cho tới năm 2022 thay vì từ ngày 1/10/2021.

Cục phó Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT Bùi Chính Nghĩa cho biết năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu đạt giá trị xuất hẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản đạt 14,5 tỷ USD. Đến cuối tháng 9/2021, các nhà xuất khẩu ngành gỗ đã thu về 11,9 tỷ USD. Nếu giá trị xuất khẩu hàng tháng từ nay tới cuối năm đạt từ 800 triệu USD – 1 tỷ USD, Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu nói trên. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá trị xuất khẩu cả năm 2021 sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra”, ông Nghĩa nhận định.

Theo đại diện Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, việc khôi phục chuỗi cung ứng ngành gỗ sẽ được phân chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn thích ứng kéo dài khoảng 3 tháng, giai đoạn phục hồi kéo dài từ 3 – 6 tháng và giai đoạn tăng tốc kéo dài sau 6 tháng.

Trong giai đoạn thích ứng,mục tiêu là khôi phục khoảng 70% số nhà máy, với doanh thu ước tính đạt 900 triệu – 1,2 tỷ USD. Trong quá trình phục hồi, các doanh nghiệp chuẩn bị cho mùa sản xuất mới với đơn hàng mới, 90% các nhà máy nối lại hoạt động và doanh thu xuất khẩu kỳ vọng đạt 1,2 – 1,4 tỷ USD/tháng. Trong giai đoạn tăng tốc, cần phải tái cấu trúc lao động và các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch hoạt động bền bỉ trong tình hình mới, với các chuỗi cung ứng bền vững và thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh mạnh mẽ.

Theo VNS

Admin

Gián đoạn thương mại đẩy chi phí vận chuyển tăng cao vào năm 2024

Bài trước

Tác động lên thị trường hàng hóa do sự hỗn loạn ở Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ