Nông dân trước bão khó khăn chuỗi cung ứng hiện nay
Nếu đại dịch không được kiểm soát sớm, nông dân sẽ tiếp tục thua lỗ, trong khi các nhà máy sản xuất TACN nhỏ và vừa thậm chí có thể phá sản và các chuỗi cung ứng sẽ đứt gãy, với hệ quả là mất cân đối cung – cầu.
Trong những tuần gần đây, gia đình ông Tiến ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đau đầu trước tình trạng thua lỗ. Giá lợn hơi tiếp tục giảm và không có thương lái tới mua đàn lợn 500 con của ông bởi lệnh giãn cách xã hội tại nhiều địa phương. Đồng thời, giá TACN tăng khoảng 60.000 đồng/bao 25kg. “Từ tháng 7 tới nay, giá lợn hơi đã giảm khoảng 25.000 đồng/kg. Chúng tôi càng cho lợn ăn thì càng thua lỗ bởi hàng loạt chi phí như TACN, điện, nước và công chăm sóc đều tăng”, ông Tiến cho biết.
Đây là tình trạng chung của nông dân trên khắp cả nước. Ông Lê Tiến Dũng, giám đốc kinh doanh của công ty TNHH Dabaco Phú Thọ, cho biết do các lệnh hạn chế để kiểm soát dịch, hàng loạt gia súc và gia cầm bị giết mổ và mức tiêu thụ lại giảm mạnh. “Hiện chúng tôi giữ công suất giết mổ chỉ bằng một nửa so với trước đại dịch để cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, do ngăn chặn dịch bệnh có hiệu quả cao trong ngành chăn nuôi gần đây, mức độ tái đàn mạnh cũng gây ra tình trạng dư cung và kéo giá các sản phẩm chăn nuôi giảm”, ông Dũng cho biết.
Đại dịch đang gây thiệt hại cho tất cả các lĩnh vực và gây ra nhiều khó khăn cho cộng đồng nói chung, ngay cả trong các chuỗi cung ứng chăn nuôi và thực phẩm. Bộ NNPTNT đã đưa ra một số dự báo cho rằng các chuỗi cung ứng của ngành chăn nuôi có thể hoàn toàn đổ vỡ và hàng loạt doanh nghiệp, nông dân sẽ phá sản. “Tình trạng này chắc chắn có thể xảy ra”, ông Nguyễn Văn Trọng, cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT nhận định. “Đại dịch virus corona làm phá vỡ các chuỗi cung ứng, nên chi phí một số nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng rất mạnh, đặc biệt là giá nguyên liệu TACN”.
Trong khi đó, các nhà máy sản xuất, giết mổ và chế biến tại các khu vực sản xuất chính của tỉnh Đồng Nai đang chịu thiệt hại nặng nề do số ca nhiễm virus corona ở mức cao, gây ra tình trạng thiếu lao động. “Các chuỗi cung ứng đầu vào và phân phối đầu ra đnag bị gián đoạn do tình trạng đóng cửa hàng loạt các chợ bán buôn, chợ truyền thống và cửa hàng thực phẩm tại các tỉnh thành lớn tại cả miền bắc và miền nam”, ông Trọng cho biết. Hơn nữa, tồn kho ngày càng tăng cũng đẩy ngành chăn nuôi vào tình thế thêm khó khăn trong năm 2021. “Một bộ phận lớn lợn và gà đã quá lứa để bán nên nông dân không thể tiếp tục tái đàn khi tồn kho vốn đã ở mức rất cao, với hàng chục triệu gà lông trắng chỉ tính riêng tại miền Nam”, theo vị cục phó Cục chăn nuôi cho hay.
Từ đầu tháng 8, giá lợn hơi đã liên tục trong xu hướng giảm. Đại dịch kéo dài làm giảm tiêu dùng, trong khi nguồn cung phục hồi phần nào sau khi dịch tả lợn được kiểm soát. Hiện giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất kể từ giữa năm 2019. Trong khi đó, giá thịt gà tại các tỉnh miền nam cũng đnag giảm xuống mức thấp chỉ còn 6.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất lên tứi 30.000 đồng/kg. Theo báo cáo từ các Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, Nghệ An và Phú Thọ, một số công ty lớn như CP Việt Nam, Japfa, Dabaco, và GreenFeed đã bán 5 – 10% tổng quy mô đàn gà lông trắng; 50 – 70% quy mô đàn gà lông màu, và 70 – 80% quy mô đàn lợn của họ.
Giải thích về thực trạng gà lông trắng, đặc biệt tại các tỉnh miền nam, ông Bùi Văn Hoàng, một chuyên gia tại Japfa Comfeed Việt Nam có trụ sở tại Indonesia, cho hay gà lông trắng thường được sử dụng cho các bếp ăn lớn như tại các nhà máy, trường học và các chuỗi nhà hàng ăn nhanh, vốn đã bị ngừng hoạt động trong 2 tháng qua. “Họ không thể giảm quy mô đàn nhanh để thích ứng với tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, tnfh trạng này chỉ đang tác động lên các trang trại quy mô vừa, chiếm 15% nguồn cung gà lông trắng. Trong khi đó, tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, giá gà con, TACN và giá bán đã cố định từ đầu năm 2021 và không thay đổi nhiều trong cả năm”, ông Hoàng cho hay.
Theo ý kiến của ông Nguyễn Như So, chủ tịch tập đoàn Dabaco, một số doanh nghiệp chăn nuôi có thể đối phó với tình trạng giá bán thấp trong một thời gian bởi họ có thể quản lý toàn chuỗi cung ứng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối đa, đồng thời nguồn vốn của họ đủ để giải quyết các thách thức. Ngoài các vấn đề về sản xuất và tiêu thụ trên toàn ngành, vấn đề lưu thông đang làm gia tăng chi phí và gây ra tình trạng tắc nghẽn hàng hóa. Một số địa phương vẫn chưa thống nhất với các quy định về lưu thông hàng hóa. Một số địa phương yêu cầu xét nghiệm PCR thay vì xét nghiệm nhanh virus corona đối với các tài xế và các kết quả xét nghiệm phải được xác nhận trong vòng 24 – 48h. Hơn nữa, các nhà máy không thể vận hành toàn công suất vì chính 3 tại chỗ và nhiều lao động đã bỏ việc, trở về quê.
Để dỡ bỏ những khó khăn trong ngành chăn nuôi, ông Trọng, cục phó Cục Chăn nuôi đề xuất rằng các cơ quan liên quan cần kết nối và hỗ trợ các HTX, các trang trại và công ty chăn nuôi để mở rộng thị trường, nhanh cóng đưa sản phẩm của họ trực tiếp tới các mạng lưới phân phối hiện hành. “CÁc kênh phân phối các sản phẩm chăn nuôi nên được đa dạng và các nền tảng thương mại điện tử nên được tận dụng để bù đắp phần nào tình trạng đóng cửa một số kênh án lẻ truyền thống. Chúng ta nên huy động thêm các phương tiện bán hàng lưu động để thúc đẩy tiêu dùng”, ông Trọng đề xuất. Ông nhấn mạnh những nỗ lực của nông dân sẽ uổng phí nếu không có lưu thông và phân phối. “Họ sẽ ngừng tái đàn và nguồn cung sẽ bị tác động nghiêm trọng. Do đó, cần phải giúp nông dân tìm đầu ra và tăng giá trị các sản phẩm nông sản và thực phẩm”.
Trước những khó khăn này, ông Nguyễn Thành Sơn, chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VIPA), cho rằng ngành chăn nuôi đang đối mặt với rủi ro thiếu nguồn cung, có thể xảy ra trong những tháng cuối năm nên Việt Nam cần xây dựng chiến lược quốc gia về dự trữ thịt lợn cũng như các thực phẩm khác. “Nhiều nước đang tích trữ thực phẩm thiết yếu trong 5 – 6 tháng để đối phó với các kịch bản đại dịch, thiên tai và biến đổi khí hậu. Chiến lược này cần sự lãnh đạo của chính phủ và sự đóng góp của nhiều ngành xã hội. Các doanh nghiệp cũng sẽ đồng thuận hỗ trợ”, ông Sơn nêu quan điểm. Trước đó, Bộ NNPTNT và VIPA đã gửi văn bản tới chính phủ đề xuất giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu TACN cũng như cân nhắc các biện pháp bình ổn giá để làm giảm rủi roc ho nông dân.
Theo VIR
Bình luận