0

Thương mại biên mậu giữa Trung Quốc và Việt Nam gần đây trở nên khó khăn hơn do các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Từ ngày 16 – 25/8, cửa khẩu Pò Chài – Tân Thanh giữa xã Bằng Tường thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn tại miền bắc Việt Nam tạm ngừng giao dịch hàng hóa. Ngày 26/8, cửa khẩu Nonghuai – Cốc Nam cũng nhận thông báo tạm ngừng hoạt động xuất nhập khẩu.

Để đảm bảo thông thương, các nhà chức trách hải quan Trung Quốc và Việt Nam gần đây đã đồng thuận về cơ chế thử nghiệm trung chuyển phương tiện cho tới cuối tháng 8. Theo cơ chế thử nghiệm, các tài xế xe tải Việt Nam được yêu cầu đi tới cửa khẩu rồi trao phương tiện cho các tài xế Trung Quốc đang chờ bên phía Quảng Châu, những tài xế Trung Quốc này sau đó sẽ giao hàng và trả xe tải lại cửa khẩu. Tuy nhiên, các nhà chức trách Việt Nam cho rằng các quy định mới này làm tăng chi phí và chậm trễ xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều xe tải chở hàng từ Việt Nam thiếu thông tin cụ thể về điểm đến nên tài xế xe tải Việt Nam không xác định được chính xác giá trị, số lượng và chất lượng hàng hóa trước khi giao xe.

Trong thời gian đại dịch COVID-19, chuối Việt Nam giao thương quy mô nhỏ qua cửa khẩu vào Trung Quốc đã chứng kiến biến động giá rất mạnh. Các biện pháp ngăn ngừa đại dịch cũng gây khó khăn cho vận chuyển giao hàng, cản trở xuất khẩu chuối, gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho nông dân. Chuối vận chuyển thông qua các kênh thương mại quốc tế tiêu chuẩn lại không phải đối mặt với biến động giá. Ví dụ, chuối từ tỉnh Cà Mau xuất khẩu qua các kênh chính ngạch thông qua cảng Sài Gòn vẫn có thể tới các siêu thị lớn tại Trung Quốc chỉ trong 1 tuần. Mặc dù các nhà chức trách Việt Nam đã khuyến khích người trồng chuối xuất khẩu qua các kênh chính ngạch, thương mại biên mậu vẫn là kênh chính cho nhiều nông sản Việt Nam thông thương sang Trung Quốc. Đến cuối năm 2021, Việt Nam dự kiến đạt sản lượng chuối 17.500 tấn, chủ yếu thu hoạch từ tháng 9 – 11. Tuy nhiên, do thương mại biên mậu gặp khó, doanh thu xuất khẩu chuối Việt Nam cho tới nay bị kìm hãm nghiêm trọng.

Bộ NNPTNT Việt Nam hợp tác với Bộ Công thương cũng đã đàm phán với các nhà chức trách Trung Quốc để tìm ra giải pháp phân phối nông sản Việt Nam vào Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng tiến hành các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ chế biến sâu các sản phẩm nông sản để tiêu thụ một lượng lớn nông sản tươi cho xuất khẩu. Trong các tổ chức chính phủ tìm cách cải thiện ngành nông nghiệp Việt Nam, Sở NNPTNT tại tỉnh Cà Mau đã thể chế hóa một dự án cho các nông trại chuối để chống lại các tác động dài hạn của đại dịch lên ngành chuối địa phương. Dự án này bao gồm các nông trại chuối có chứng nhận Thực hành Nông nghiệp tốt VietGAP, trồng chuối hữu cơ và các khu vực sinh thái tận dụng để thâm canh chuối, nhằm đưa ngành này hướng tới sản xuất các giống chuối chất lượng cao hơn. Hiện diện tích trồng chuối của Cà Mau đạt 5.400ha, với sản lượng hàng năm đạt 60.000 tấn. Trong vòng 5 năm, các nhà chức trách đặt mục tiêu mở rộng diện tích trồng chuối lên 6.000ha với sản lượng hàng năm đạt 120.000 tấn.

Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước cung cấp chuối lớn thứ 2 cho thị trừng Trung Quốc. Các tỉnh Cà Mau và Hậu Giang, thành phố Cần Thơ và nhiều khu vực khác tại miền tây Việt Nam có diện tích trồng chuối lên tới hàng ngàn ha, chủ yếu trồng các giống Nam Mỹ để xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo dữ liệu từ phía Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chuối Việt Nam sang thị trường này đạt 293.000 tấn, chỉ đứng sau Philippines với 474.000 tấn. Thực tế là Việt Nam đã tăng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2021 vượt cả năm 2020 – năm có kim ngạch xuất khẩu 283.000 tấn.

Theo Produce Report

Admin

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu chuối lớn nhất sang thị trường Trung Quốc

Bài trước

Thống kê xuất nhập khẩu trái cây năm 2023 của Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả