0

Gián đoạn chuỗi sản xuất trong vài tháng qua đang đẩy các công ty chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam vào tình hình ngày một khó khăn.

Sau khi hoàn thành những cuộc điện thoại liên tiếp để điều phối vận chuyển hàng hóa, ông Nguyễn Quang Hòa, tổng giám đốc công ty TNHH Dương Vũ – một trong những công ty chế biến và xuất khẩu gạo lớn nhất tỉnh Long An – có thời gian chia sẻ về những khó khăn của ngành này. “Tôi gọi điện suốt ngày để trực tiếp điều phối vận chuyển hàng hóa. Số đơn hàng từ các đối tác nước ngoài vẫn đang tăng lên nhưng vận chuyển bế tắc do các lệnh giãn cách xã hội trên khắp cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh thành miền Nam”, ông Hòa cho hay. “Để vận chuyển một lô hàng từ nhà kho của công ty tới cảng, chúng tôi phải vượt qua hàng loạt chốt kiểm dịch tại nhiều địa phưng khác nhau và áp dụng các quy tắc giãn cách xã hội khác nhau ở mỗi nơi. Tôi phải đảm bảo chúng tôi tuân thủ các quy định khi cố gắng vận chuyển hàng”.

Tuy nhiên, Dương Vũ chỉ là một trong số ít các doanh nghiệp trong ngành gạo vẫn có thể vận hành họa động với công suất bình thường. Gần như toàn bộ các công ty chế biến và xuất khẩu gạo nhấn mạnh rằng họ không thể duy trì mô hình 3 tại chỗ, đặc biệt trong bối cảnh gián đoạn chuỗi vận chuyển, và đại dịch đang lấy đi doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một ví dụ. Báo cáo tài chính lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy doanh thu ròng của công ty đạt 1.230 tỷ đồng (53,5 triệu USD), giảm 21% so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí vận hành, trong khi đó, tăng vọt 91% trong cùng kỳ so sánh. Chi phí quản lý tăng 18% do chi phí logistics và sắp xếp theo chính sách ăn ở tại chỗ làm việc. Năm 2021, Trung An đặt mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng (152,2 triệu USD) và lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng (4,56 triệu USD), tăng lần lượt 29% và 25% so với năm 2020. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2021, công ty chỉ đạt 35% mục tiêu doanh thu và 20% mục tiêu lợi nhuận.

Trong một trường hợp khác, tập đoàn Lộc Trời, bất chấp doanh thu tăng tới 86% trong quý 1/2021 so với cùng kỳ năm 2020 lên 2,720 tỷ đồng (118,26 triệu USD), vẫn gánh chịu suy giảm lợi nhuận do chi phí tăng vọt, bao gồm 90% lãi vay, 20% chi phí bán hàng và 17% chi phí quản lý. Hệ quả là lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý 2/2021 chỉ đạt 45,5 tỷ đồng (1,97 triệu USD), giảm tới 70% so với cùng kỳ năm 2020.

Tình hình nửa cuối năm 2021 có thể còn tăm tối hơn do doanh nghiệp tại nhiều khu vực bị trói chân trói tay kể từ khi đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4 bắt đầu. Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc công ty Trung An, cho biết công ty nhận đơn hàng với tổng lượng hơn 10.000 tấn. Tuy nhiên, do các biện pháp giãn cách xã hội, 2/3 lao động phải tạm làm việc tại nhà, dẫn tới thiếu nhân sự vận hành.

Theo lãnh đạo các doanh nghiệp, các công ty đối măt nhiều khó khăn trong thu mua lúa từ các hộ gia đình và các cơ sở xay xát lúa gạo đã phải tạm ngừng hoạt động. Tại tỉnh Đồng Tháp thuộc ĐBSCL, chỉ 49 trên 239 nhà máy xay xát lúa gạo được phép hoạt động và phí vậnhành chỉ với 30 – 50% lực lượng lao động. Khi các lô hàng được vận chuyển tới cảng, họ không thể đưa hàng lên tàu do thiếu cửu vạn bốc hàng. Không thể tuân thủ mô hình hoạt động 3 tại chỗ và sự đứt gãy trong chuỗi vận chuyển cũng gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất.

Với lo lắng chồng chất, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Đề xuất phổ biến nhất là áp dụng “luồng xanh” trong vận tải đường thủy. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 95% sản lượng lúa tại ĐBSCL được vận chuyển bằng đường thủy nên giải pháp này sẽ góp phần quan trọng giúp các nhà xuất khẩu duy trì chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề xuất nới lỏng quy định tại vùng xanh. “Tại Long An, đại dịch chỉ ảnh hưởng đến một số quận huyện”, theo ông Hòa của công ty Dương Vũ cho hay. “Vựa lúa của tỉnh hiện là vùng xanh nên cần nới lỏng các quy định giãn cách xã hội là một giải pháp cấp bách. Tất nhiên, sự linh động chỉ áp dụng cho các nhà máy tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu phòng dịch”.

Theo VIR

Admin

Hệ thống mới cải thiện quản lý chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Bài trước

Xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng 20 năm liên tục

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc