0

Các nhà quản lý trong ngành thủy sản Việt Nam đang ngày càng lo lắng về tình hình kinh tế trong bối cảnh đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất từ trước tới nay. Hơn 390.000 người đã bị nhiễm virus corona từ ngày 27/4 và phần lớn tập trung tại miền Nam – vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản trọng điểm của cả nước.

Nâng cao các nguyên tắc phòng dịch, bao gồm phong tỏa hàng chục tỉnh thành và hạn chế hoạt động tại các nhà máy chế biến thủy sản đang làm giảm sản lượng thủy sản của việt Nam nhưng hiện một số nhà quản lý đang lo ngại khó khăn sẽ lan sang các hoạt động nuôi trồng và bất ổn về nhu cầu lẫn xuất khẩu sẽ làm xấu đi kết quả hoạt động kinh doanh vụ tôm thứ 2 của năm 2021.

Nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ, đã ký hợp đồng bán tôm cho các công ty thương mại thủy sản lớn, đang không sẵn sàng thả nuôi và có thể dẫn tới thiếu hụt tôm vào cuối năm 2021, theo giám đốc kinh doanh Siam Canadian tại Việt Nam Võ Thị Tường Oanh. Và đối với nông dân đã thả nuôi, rất nhiều người đang gặp khó khăn trong việc mua thức ăn cho tôm do thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung sau khi hai trong số các nhà máy TACN lớn nhất tại Việt Nam – 1 thuộc sở hữu của CP Việt Nam, một công ty con của CP Foods và 1 thuộc sở hữu của Grobest có trụ sở tại Đài Loan. Hai nhà máy này chiếm gần 70% tổng nguồn cung thức ăn nuôi tôm tại ĐBSCL. “Nông dân lo lắng không có thức ăn cho vụ tôm sắp tới và tôm thương phẩm không thể tiêu thụ do đại dịch”, bà Oanh cho hay. Do chậm trễ trong thả nuôi, các nguồn cung tôm cho vụ thứ hai – dự kiến thu hoạch trong quý 4/2021 – dự báo giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020, bà Oanh cho biết thêm.

Các vấn đề có thể càng chồng chất do sự thiếu hụt tôm bột do tình trạng đóng cửa hiện nay của phần lớn các cơ sở sản xuất con giống. Chỉ một số ít cơ sở sản xuất con giống trong vùng vẫn hoạt động trong giai đoạn phong tỏa, bà Oanh nhấn mạnh, nhưng nhiều cơ sở sản xuất buộc phải bỏ một lượng tôm bột ngay trước thời gian phong tỏa bởi họ không thể tìm được người mua. Có gần 200 cơ sở sản xuất con giống tại tỉnh Bạc Liêu – một trong những tỉnh sản xuất tôm lớn tại ĐBSCL – vơi sản lượng tổng cộng khoảng 20 – 25 tỷ tôm hậu ấu trùng. Khó khăn chồng chất ngay cả đối với những người có sẵn nguồn cung để bán – ước tính 3 tỷ con giống tôm hậu ấu trùng sẵn có nguồn cung tại tỉnh Bạc Liêu trong tháng 8, bao gồm 1,98 tỷ con giống tại Bạc Liêu và 1,35 tỷ con giống từ các tỉnh khác. Tình hình COVID-19 càng gây ra nhiều khó khăn trong vận chuyển tôm hậu ấu trùng từ các cơ sở sản xuất giống tới ao nuôi và vấn đề thậm chí còn lớn hơn trên phạm vi toàn quốc với ước tính 7 tỷ con giống hậu ấu trùng phải được vận chuyển trong tháng 8, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.

Công ty Thủy sản Minh Phú – công ty tôm hàng đầu Việt Nam về doanh số - chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 hiện nay, theo CEO công ty Minh Phú Lê Văn Quang. Công ty buộc phải giảm công suất nuôi từ 50 – 70% trong giai đoạn đại dịch, theo ông Quang trả lời phỏng vấn Seafood Source ngày 26/8. Ông Quang xác nhận làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đang gây ra áp lực rất lớn lên nông dân nuôi tôm địa phương, buộc họ phải trì hoãn thả nuôi vụ thứ hai trong năm.

Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng Việt Nam có thể phải đối diện với tình trạng thiếu nguồn cung tôm nguyên liệu cho chế biến trong quý 4/2021 trừ khi có biện pháp khuyến khích thả nuôi lập tức được thực thi. VASEP cho rằng giá tôm sẽ phục hồi trong quý 4 nhưng nguồn cung tôm cỡ lớn sẽ hạn chế. Hiệp hôi cũng cảnh báo Việt Nam đang đứng trước rủi ro mất đi cơ hội giành thị phần trên thị trường tôm thế giới trừ khi các vấn đề sản xuất tôm nguyên liệu được giải quyết và COVID-19 được đưa vào tầm kiểm soát. Cho tới nay, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt 2,2 tỷ USD tính tới cuối tháng 7, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020, VASEP cho biết tăng trưởng xuất khẩu ghi nhận ở phần lớn các thị trường lớn, ngoại trừ Trung Quốc.

Giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 584,6 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020; trong khi xuất khẩu tôm sang EU tăng 26% trong cùng kỳ so ánh lên 320 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong 7 tháng đầu năm 2021 tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020 lên 582 triệu USD. Khối này bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, Việt Nam, Peru, Chile, Brunei, và Malaysia. CPTPP chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản