0

Những người mua trên thị trường quốc tế đang ngày một lo lắng với triển vọng nguồn cung cà phê Arabica thiếu hụt – loại cà phê được nhiều chuỗi cà phê như Starbucks ưa chuộng – và đang chuyển sang loại cà phê giá rẻ hơn là Robusta, đồng thời kéo giá cà phê Robusta tăng. Giá cà phê Robusta tăng mạnh nhất theo tháng trong hơn 7 năm qua do nhu cầu tăng vọt và nhiều vấn đề về nguồn cung. Cà phê Robusta bị coi là có chất lượng kém hơn và thường sử dụng trong sản xuất cà phê hòa tan và các công thức phối trộn.

Hạn hán nghiêm trọng và đợt lạnh gần đây đã giáng một đòn mạnh lên triển vọng sản xuất cà phê Arabica tại Brazil – nước sản xuất xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Các nhà rang xay tại quốc gia Nam Mỹ này được cho là sẽ tăng sử dụng các loại cà phê giá rẻ hơn để đáp ứng nhu cầu và bù đắp thiếu hụt. “Thực tế là nguồn cung chắc chắn sẽ giảm và cà phê Robusta sẽ được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu nội địa”, theo bà Judy Ganes, chủ tịch J. Ganes Consulting.

Giá cà phê Robusta hợp đồng giao tháng 11 tăng 0,4% lên 2.026 USD/tấn trên thị trường Luân Đôn, mức giá chốt phiên cao nhất cho hợp đồng giao dịch sôi động nhất kể từ tháng 9/2017. Trong tháng 8/2021, giá hợp đồng này đã tăng hơn 13%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2014. Thực tế này là chỉ áo về triển vọng chi phí của các công ty sử dụng loại hạt này, như các thương hiệu Nescafe của Nestlé.

Sản xuất cà phê Robusta cũng gặp nhiều khó khăn. Việt Nam – nước sản xuất xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới – đang áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa COVID-19. Các nước Nam Mỹ cũng không đủ container để vận chuyển, dẫn tới chậm trễ giao hàng.

Sự ưa chuộng cà phê Arabica tiếp tục thăng hoa trong những năm gần đây, không như cà phê Robusta, nhưng tình hình thiếu hụt có thể làm thay đổi cục diện. Trong 12 tháng tính tới hết tháng 7/2021, xuất khẩu cà phê Arabica trên thị trường thế giới tăng 4,7% lên 82,63 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê Robusta giảm 3,6% trong cùng kỳ so sánh, theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Thế giới.

Trên các thị trường hàng hóa, giá đường thô, giá cà phê Arabica và giá bông giảm tại New York, nhưng đồng loạt tăng theo tháng bất chấp các hàng hóa khác đều giảm giá hồi đầu tuần. “Đó là một ngày giao dịch rũ rủi ro và tất cả đều giảm giá do COVID-19”, bà Ganes cho hay. “Bắt đầu với việc chốt lời cuối thagns và sau đó các thị trường bắt đầu phản ứng trước các động thái của EU về cấm các hành khách đến từ Mỹ và tăng vọt số ca nhiễm COVID-19. Đối với cà phê Arabica, thị trường phản ánh quá mạnh trước tin mưa lớn dự kiến trong vài ngày đầu tháng 9, phần lớn tại Espirito Santo, bang sản xuất cà phê Robusta lớn nhất Brazil”, bà cho biết thêm.

Theo Bloomberg

Admin

Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2025 chỉ trong 6 tháng

Bài trước

Giá cà phê phục hồi do mưa ít ở Brazil

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao