Protein động vật

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 27/8

0

USDA: Sản lượng thịt lợn Trung Quốc năm 2022 giảm 14%

Năm 2022, chăn nuôi lợn tại Trung Quốc dự báo giảm 5%. Giá thấp và các ổ dịch tiếp tục phát sinh trong năm 2021 dẫn tới giết mổ tràn lan và trì hoãn đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn năm 2022 của Trung Quốc dự báo giảm 14% do nguồn cung lợn sống trên thị trường giảm và các chính sách của chính phủ nhằm hạn chế biến động giá càng làm giảm động lực mở rộng chăn nuôi. Nhập khẩu thịt lợn sẽ tăng lên 5,1 triệu tấn do nhu cầu tiêu dùng thịt lợn nội địa vượt sản xuất trong nước. Chăn nuôi gia súc và sản lượng thịt bò sẽ tăng chậm trong năm 2022. Giá thịt bò ở mức cao sẽ khuyến khích các nhà sản xuất quy mô lớn tăng đầu tư. Tuy nhiên, các nhà sản xuất quy mô nhỏ với nguồn con giống chất lượng kém và hạn chế không gian chăn nuôi sẽ vẫn tiếp tục chi phối hoạt động sản xuất. Nhập khẩu thịt bò sẽ tăng lên 3,3 triệu tấn nhưng tăng trưởng thấp hơn so với năm 2021, do giá thịt bò cao được cân đối bởi nhiều nhà cung cấp thịt bò gia nhập thị trường.

Ngô biến đổi gene giúp tăng nguồn cung nguyên liệu TACN tại Việt Nam

Sử dụng ngô biến đổi gene sẽ giúp nguồn cung ngô trong nước của Việt Nam tăng và đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng tăng của ngành TACN. Theo Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA), năng suất ngô biến đổi gene cao hơn 30% so với các giống ngô lai bản địa, đồng thời kháng bệnh tốt hơn. VSTa tin rằng tăng nguồn cung nội địa, vốn hiện chỉ đáp ứng 40% nhu cầu, sẽ giúp giảm áp lực nhập khẩu.

Ấn Độ chính thức nhập khẩu bột đậu tương biến đổi gene

Ấn Độ đã chính thức phê chuẩn nhập khẩu bột đậu tương nghiền và bột đậu tương khử dầu biến đổi gene. Ngày 24/8, Bộ Công thương Ấn Độ thông báo cho phép nhập khẩu 1,2 triếu tấn bột đậu tương nghiền và khử dầu cho tới ngày 31/10/2021. Lô nhập khẩu này buộc phải đi qua cảng Nhava Sheva tại Mumbai và cửa khẩu đường bộ Petrapole tại Tây Bengal. Ngành chăn nuôi gia cầm Ấn Độ đang vận động hành lang nhập khẩu đậu tương biến đổi gene trong bối cảnh giá đậu tương và bột đậu tương tại Ấn Độ tăng.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành 1 trong 5 trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới tới năm 2030. Kế hoạch phát triển ngành thủy sản của chính phủ kỳ vọng giá trị đạt 17 tỷ USD, trong đó thị trường nội địa đạt 2 tỷ USD và thị trường xuất khẩu đạt 15 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, ngành thủy sản phải cải thiện hiệu quả và chuyển sang các công nghệ chế biến mới. Cá ngừ, tôm và cá tra là ba loại thủy sản chủ chốt với tỷ lệ chế biến cao, lần lượt là 70%, 60% và 10%.

Theo Reuters, Asian Agribiz

Admin

Brazil là nước cung cấp đậu nành lớn nhất cho Việt Nam

Bài trước

Giấc mơ an ninh lương thực của Trung Quốc phải đối mặt với những tai ương về đất đai và nguồn nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc