0

Bất chấp đối diện nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp chế biến tôm vẫn đang nỗ lực duy trì vận hành để đảm bảo hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời tạo công ăn việc làm và ổn định tiêu thụ đầu ra cho tôm nguyên liệu.

Cung cấp nơi ăn chốn ở cho công nhân tại các khách sạn

Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau là nơi các doanh nghiệp chế biến tôm tập trung đông nhất tại ĐBSCL. Ông Nguyễn Thanh Phương, lãnh đạo mảng kinh tế của thành phố Cà Mau, cho biết 14 doanh nghiệp đã đăng ký sản xuất 3 tại chỗ với hơn 6.000 công nhân. Các doanh nghiệp cso số công nhân lớn phải thuê chỗ ở tại nhiều địa điểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu. Cụ thể, CTCP thủy sản Minh Phú có hơn 1.950 côn gnhân đăng ký tham gia sản xuất 3 tại chỗ. Do đó, doanh nghiệp phải thuê 6 khách sạn và nhà trẻ tại thành phố Cà Mau, bao gồm cả khách sạn 5 sao Mường Thanh Cà Mau để công nhân ăn ở.

Tương tự, Công ty Chế biến và Dịch vụ Thủy ản Cà Mau đã thuê khách sạn Song Hưng và một số khách sạn khác để sắp xếp chỗ ăn nghỉ cho 600 công nhân. CTCP Xuất nhập khẩu và Chế biến Thủy sản Cà Mau đã thuê các khách sạn Sao Kim và Á Đông để cho nhiều công nhân ăn nghỉ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cung cấp tiền ăn 3 bữa/ngày cho công nhân. Một số doanh nghiệp hỗ trợ tài chính 50.000 đồng/ngày/người cho công nhân.

Tại tỉnh Bạc Liêu, ông Phan Văn Sáu, giám đốc Sở Công thương tỉnh, cho biết do đặc trưng thâm dụng lao động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sẽ rất khó để sắp xếp cho công nhân sống trong nhà xưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt tại tỉnh Bạc Liêu, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận hành, tỉnh yêu cầu họ sắp xếp lại sản xuất và đảm bảo các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Các doanh nghiệp phải giảm số công nhân và mỗi ca không quá 300 công nhân làm việc. Đồng thời, các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức trách địa phương về quản lý công nhân. “Tuy nhiên, nếu đại dịch COVID-19 trở nên căng thẳng, các nhà chức trách sẽ cân nhắc tạm ngừng hoạt động của các doanh nghiệp không đảm bảo an toàn”, theo ông Phan Văn Sáu cho hay.

Tăng chế biến cho xuất khẩu

Theo các Sở NNPTNT tại ĐBSCL, giá tôm nguyên liệu biến động mạnh trong thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách để ngăn ngừa đại dịch. Cụ thể, vào giữa tháng 7, giá tôm thẻ chân trắng tăng 1.000 – 8.000 đồng/kg, phụ thuộc vào loại; trong khi giá tôm sú duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, khi các tỉnh ĐBSCL kéo dài thời gian áp dụng giãn cách xã hội từ đầu tháng 8. Giá tôm quay đầu giảm. Giá tôm sú cỡ 20 con/kg ở mức 210.000 đồng/kg; giá tôm thẻ chân trắng cỡ 30 con/kg giá 131.000 đồng/kg và cỡ 100 con/kg giá 77.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 – 10.000 đồng/kg, phụ thuộc vào từng loại.

Giám đốc một doanh nghiệp chế biến tôm tại tỉnh Sóc Trăng phân tích rằng do những khó khăn trong vận chuyển trong thời gian giãn cách, hoạt động thu hoạch, giao dịch và vận chuyển tôm chịu tác động theo. Ngoài ra, các nhà máy chế biến tôm phải giảm số lao động và giảm công suất chế biến, trong khi rất nhiều container tắc nghẽn tại các cảng và điểm kiểm tra, tác động mạnh lên tiêu thụ tôm nguyên liệu.

Mặc dù giá tôm nguyên liệu biến động mạnh nhưng xuất khẩu tôm vẫn khá tích cực. Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 7/2021, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 50.000 tấn tôm, trị giá 470 triệu USD, tăng 19% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm ước đạt 240.000 tấn, trị giá 2,19 tỷ USD, tăng 15,5% về lượng và 16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh và Úc, ghi nhận tăng trưởng tốt, trong khi xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm. Riêng thị trường Hàn Quốc ghi nhận giảm lượng xuất khẩu nhưng tăng giá trị xuất khẩu trong cùng kỳ so sánh.

Trung tâm Thông tin Công thương thuộc Bộ Công thương cho biết nhu cầu đối với nhập khẩu tôm có xu hướng tăng, đặc biệt tại các thị trường lớn và truyền thống. Đồng thời, nguồn cung tôm từ một số nước như Ấn Độ, Indonesia và một số nước khác, sẽ giảm do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Do đó, cơ quan này dự báo xuất khẩu tôm trong những tháng tới sẽ đạt tăng trưởng tốt nhờ nhiều thuận lợi đến từ FTAs và sản xuất ổn định.

Theo Sở Công thương các tỉnh ĐBSCL, xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm 2021 dự báo tích cực nhờ các đơn hàng các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký vẫn còn rất nhiều. tuy nhiên, những khó khăn hiện nay bao gồm cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu conainer lẫn tàu vận chuyển càng khiến hoạt động xuất khẩu bị tác động nặng nề. Đồng thời, nhiều vấn đề vẫn còn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch COVID-19.

Bất chấp những rào cản này, con đường cho ngành tôm ĐBSCL vẫn còn khá thênh thang bởi xuất khẩu tôm Việt Nam thường tăng mạnh từ giữa quý 3 cho tới quý 4 hàng năn. Vấn đề hiện tại là các tỉnh ven biển ĐBSCL cần có giải pháp mở rộng vùng an toàn cho tăng diện tích nuôi tôm, tăng số lượng nhà máy áp dụng sản xuất 3 tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hoạch, giao dcihj và vận chuyển tôm từ ao tới nhà máy, đồng thời vẫn đảm bảo các quy định chống dịch. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ có thể xúc tiến tiêu thụ tôm cho nông dân, qua đó tăng chế biến và có thể hoàn thành các đơn hàng cùng mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 3,8 – 4 tỷ USD trong năm 2021.

Theo SGGP

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản