Thủy sản

Bùng phát COVID-19 nghiêm trọng tác động mạnh lên ngành thủy sản Việt Nam

0

Gián đoạn ngành thủy sản Việt Nam do sự bùng phát COVID-19 tiếp tục nghiêm trọng, dẫn tới tác động ngày càng tăng lên các hoạt động xuất nhập khẩu và giảm công suất chế biến.

Việt Nam đang đối diện với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất từ trước tới nay, với hơn 220.000 người nhiễm bệnh kể từ 27/4 tới nay; với phần lớn số ca tập trung ở miền Nam. Từ đầu năm 2020 tới tháng 4/2021, Việt Nam chỉ có không đến 3.000 ca mắc COVID-19, theo dữ liệu từ chính phủ.

Từ giữa tháng 7/2021, chính phủ Việt Nam đã phong tỏa hàng chục tỉnh tành và vào ngày 31/7, thủ tướng Phạm Minh Chính gia hạn tình trạng phong tỏa bắt buộc liên tỉnh tại 19 tỉnh thành, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh – cửa ngõ cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam – và ĐBSCL – khu vực sản xuất thủy sản chính của cả nước thêm 2 tuần, tới giữa tháng 8/2021.

Trong thời gian phong tỏa, các nhà máy và trang trại vẫn được phép hoạt động nhưng công nhân phải ăn, ngủ và làm việc trong phạm vi nhà máy, trang trại, hoàn toàn cách ly với cộng đồng và gia đình. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% số công ty thủy sản tại miền nam Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu để tiếp tục vận hành, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong thông báo ngày 2/8. Và đối với các nhà máy chế biến vẫn hoạt động, công suất giảm tới 50% do chỉ có thể chuẩn bị cơ sở hạ tầng ăn ở cho khoảng 30 – 50% lao động tại các nhà máy , theo VASEP cho hay.

Các biện pháp khắt khe này đang tạo ra sức ép lớn, và VASEP dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 7/2021 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020 lên 763 triệu USD – tháng đầu tiên ghi nhận giảm xuất khẩu kể từ tháng 2/2021. Trong nửa đầu tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng 16% nhưng sau đó giảm tới 20% trong nửa cuối tháng so với nửa đầu tháng. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 374 triệu USD trong tháng 7/2021, theo sau là xuất khẩu cá tra 117 triệu USD, giảm 5%; xuất khẩu cá ngừ 60,5 triệu USD, giảm 5% và xuất khẩu mực, bạch tuộc 47 triệu USD, giảm 9% trong cùng kỳ so sánh. Giá trị xuất khẩu cua và các loại thủy sản khác cũng giảm từ 2 – 3%, theo VASEP. Nếu không có các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm 2021, theo nhận định của VASEP.

Đối với ngành thủy sản, tác động của bùng phát dịch bệnh cảm nhận rõ rệt và khốc liệt nhất tại tỉnh Tiền Giang, Ít nhất 180 công nhân trong một nhà máy cá tra của công ty thủy sản Gò Đàng (Godaco) dương tính với virus corona và những công nhân nhiễm bệnh đã được đưa tới bệnh viện để điều trị. Godaco là công ty xuất khẩu cá tra lớn thứ 5 của Việt Nam trong năm 2019, đã giảm 50% lực lượng lao động trong nhà máy xuống còn 550 công nhân tính tới ngày 15/7 để tuân thủ các hướng dẫn y tế do chính quyền địa phương ban hành, theo tổng giám đốc Godaco Nguyễn Văn Đào cho hay. Các ca nhiễm bệnh cũng được phát hiện tại nhà máy thép Quảng Thượng Việt Nam tại tỉnh Tiền Giang, với ít nhất 127 ca đã xác nhận nhiễm virus corona tính tới ngày 30/7. Các cụm dịch tại Godaco và Quảng Thượng Việt Nam đã buộc chính quyền địa phương yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạm ngừng hoạt động từ ngày 5/8.

Tuy nhiên, nhà sản xuất cá tra lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Vĩnh Hoàn đang yêu cầu chính phủ xem xét lại quyết định nói trên bởi sẽ tác động tới hoạt động sản xuất của nhà máy Văn Đức Tiền Giang, một phần thuộc sở hữu của công ty, theo thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vào ngày 29/7. Công ty hiện đang vận hành với 50% công suất, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn y tế và chưa phát hiện ca nhiễm virus corona nào trong nhà máy, ngay cả sau khi đã xét nghiệm toàn bộ 1.200 công nhận tại nhà máy vào ngày 27/7, nên Vĩnh Hoàn đang yêu cầu một ngoại lệ trong quyết định nói trên hoặc hoàn toàn đảo ngược quyết định. Công ty bày tỏ lo ngại về khả năng không thể hoàn thành các hợp đồng đã ký và các điều khoản nợ hoạt động và tác động lan tỏa tới sự ngưng trệ của toàn chuỗi cung ứng và sản xuất kinh doanh cá tra nguyên liệu. Quyết định trên cũng sẽ làm giảm thị phần của công ty, theo công ty Vĩnh Hoàn bày tỏ. Vĩnh Hoàn cũng đề xuất Bộ NNPTNT tham vấn tỉnh Tiền Giang về cho phép tiếp tục hoạt động nhà máy Văn Đức Tiền Giang, lập luận ràng quyết định tạm ngừng hoạt động chỉ nên áp dụng cho các nhà máy có công nhân nhiễm COVID-19.

Theo cuộc họp trực tuyến ngày 31/7, phó giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam chia sẻ lãnh đạo tỉnh đồng ý cân nhắc các ngoại lệ để cho phép các nhà máy hoạt động, tuân thủ các quy định của y tế. Trong khi đó, cảng Cát Lái – cảng xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhât của Việt Nam, ngừng nhận các lô hàng đông lạnh cho tới 16/8 do tình trạng ùn ứ container tại cảng. Cảng cũng sẽ tạm ngừng nhận các container quá khổ, quá tải từ ngày 5/8. Tình trạng ùn ú container tại cảng đã trở nên ngày càng nghiêm trọng trong những tuần gần đây do các hoạt động kinh doanh bị đóng cửa trên diện rộng trong thời gian phong tỏa.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản