Thủy sản

Hành trình vượt sóng dữ của các nhà xuất khẩu cá basa

0

Các nhà xuất khẩu cá basa ghi nhận tăng trưởng tích cực trong những tháng đầu năm 2021 nhưng hiện đang đối mặt tình trạng giá và chi phí leo thang.

Tập đoàn Vĩnh Hoàn, nhà chế biến – xuất khẩu cá basa hàng đầu Việt Nam, vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh tháng 6/2021, cho thấy doanh thu tháng 6 vừa qua tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 713 tỷ USD (31,1 triệu USD). Đóng góp quan trọng cho tăng trưởng doanh thu là các sản phẩm cá tra với mức tăng trưởng 16% trong cùng kỳ so sánh, đạt 478 tỷ USD (20,8 triệu USD) trong doanh thu.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ cải thiện mạnh nhờ các nhà hàng và dịch vụ ăn uống mở cửa trở lại nhưng phần nào phải bù đắp cho sự suy giảm sang thị trường châu Âu và Trung Quốc do rủi ro dịch bệnh tái bùng phát. Ngày 28/6, Vĩnh Hoàn nhận kết quả rà soát từ Bộ Thương mại Mỹ về các lô hàng nhập khẩu cá basa vào thị trường Mỹ từ tháng 8/2018 – 7/2019. Với kết quả chính thức được công bố, Vĩnh Hoàn, cùng với tập đoàn Nam Việt, không còn là đối tượng chịu thuế trên lượng hàng hóa đã xuất khẩu sang Mỹ trong thời kỳ rà soát kể trên. Hơn nữa, không bị áp thuế là cơ hội để công ty xúc tiến xuất khẩu cá basa sang thị trường Mỹ với cơ sở khách hàng hiện nay.

Trong những tháng đầu năm 2021, một số công ty thủy sản khác cũng ghi nhận tăng trưởng cao về xuất khẩu cá basa. Cụ thể, CTCP Thương mại Thủy sản Sài Gòn cho biết xuất khẩu cá basa và cá tra của công ty trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, CTCP XNK Thủy sản Cẩn Thơ cũng ghi nhận tăng trưởng tới 1,5 lần xuất khẩu cá basa sang thị trường Mỹ so với cuối năm 2020.

Theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất – chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá basa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, xuất khẩu cá basa sang thị trường Mỹ tăng hơn 170%. Các thị trường khác như Mexico, Brazil, Anh và Thái Lan cũng đạt mức tăng trưởng từ 100 – 450%. Mỗi thị trường đều chiếm khoảng 2,5 – 4% tổng giá trị xuất khẩu cá basa của Việt Nam, trong khi thị phần của thị trường Mỹ là 21%. Trong khi đó, xuất khẩu cá basa sang thị trường Trung Quốc giảm tới 7%. Bất chấp thực tế là thị trường Trung Quốc vẫn chiếm thị phần 26%, cao nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu cá basa Việt Nam.

Bà Tô Tường Lan, phó tổng thư ký VASEP, cho biết sự ổn định của thị trường Mỹ, cộng với sự phục hồi của các thị trường khác, đang giúp ngành cá basa phục hồi. “Kiểm soát dịch COVID-19 trên các thị trường lớn cho tới nay khá khả quan. Việc mở cửa lại các thị trường này dẫn tới sự khôi phục các kênh phân phối chính cho sản phẩm cá basa. Các công ty xuất khẩu có cơ hội mở rộng các kênh bán lẻ do người dân đang dần hình thành thói quen mua cá về nấu nướng tại nhà, cùng với các kênh phân phối truyền thống và bán buôn”, bà Lan cho hay.

Tuy nhiên, đại diện của Fresh Studio, một hãng tư vấn nông nghiệp cho khu vực châu Á và châu Âu, cho rằng mức tăng trưởng này không lớn so với năm 2020 – vốn là năm ngành này đã chịu tác động nặng nề bởi đại dịch. “MỨc tăng mà chúng ta đang chứng kiến đơn giản cho thấy là thị trường đang phục hồi so với năm 2020. Tuy nhiên, xét cả về lượng và giá trị thì mức xuất khẩu cá basa vẫn rất thấp so với một năm thông thường. Phần lớn các thị trường phục hồi về lượng trong năm 2021, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ nhưng giá xuất khẩu vẫn ở mức rất thấp”, vị đại diện hãng tư vấn cho biết.

Các nhà xuất khẩu cá basa cũng đang đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu thô và chi phí logistics tăng mạnh, khiến lợi nhuận suy giảm. Bà Lan chỉ ra rằng giá nguyên liệu thô tăng 4 – 5 lần từ giữa năm. Các hàng hóa thiết yếu – đặc biệt là găng tay và thiết bị bảo hộ - đồng loạt tăng giá tới 25%, trong khi các sản phẩm thức ăn thủy sản cũng tăng tới 20%.

Giá xuất khẩu không tăng do tác động của đại dịch, làm giảm lợi nhuận của các nhà cung cấp vốn đã ở mức thấp hơn dự báo. Nhưng họ vẫn buộc phải hoạt động để giữ chân khách hàng, chờ đợi thị trường phục hồi hoàn toàn. Trong khi kết quả phục hồi khó dự báo, bà Lan (VASEP) cho rằng xuất khẩu cá basa sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong khi tốc độ tăng trưởng âm 30% trong quý 1/2021 khiến thị trường EU không thể tăng trong quý 2/2021.

Trong khi đó, rất khó tính toán triển vọng thị trường Trung Quốc do các chính sách xuất nhập khẩu khó dự báo của nước này. Bà Lan hy vọng trong quý 4/2021, xuất khẩu sẽ có thể phục hồi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong các kỳ nghỉ lễ cuối năm trên thị trường toàn cầu. Mặt khác, đại diện của Fresh Studio cho rằng: “Chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến những bước tiến tích cực so với năm 2020. Có thể giá xuất khẩu sẽ tăng từ tháng 10, khi nhu cầu từ Trung Quốc tăng, Nhưng tôi sẽ không đề cập tới tăng trưởng. Năm 2020, lượng xuất khẩu giảm so với năm 2019. Năm nay, chúng tôi dự báo lượng xuất khẩu tương đương năm 2020”.

Theo VIR

Admin

CẬP NHẬT DỮ LIỆU THƯƠNG MẠI TÔM | THÁNG 4 NĂM 2024

Bài trước

Xuất khẩu tôm sang các thị trường lớn phục hồi

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản