0

Trong khi đại dịch COVID-19 đang phá hủy ngành du lịch và gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sản xuất nông lâm nghiệp tại các cộng đồng địa phương tại các trung tâm du lịch miền Trung đang chứng minh sự bền bỉ của mình.

Bất chấp suy giảm tới 30% doanh thu, những nông dân tại ngoại thành Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi vẫn duy trì thu nhập ổn định so với những ngành kahcs nhờ các kênh phân phối chuỗi thực phẩm. sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và khai thác thủy sản truyền thống đang giúp các cư dân tại Cù Lao Chàm ngoài khơi Hội An, đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi và những nhà vườn tại xã Cẩm Thanh, Hội An và các làng Hòa Ninh, Túy Loan của Đà Nẵng bền bỉ vượt qua đại dịch.

Các nhà hàng, cà phê và cửa hàng lưu niệm tại Hội An – điểm đến du lịch được ưa thích nhất miền Trung Việt Nam – đóng cửa, nhưng nông dân tại các nhà vườn hữu cơ của xã Cẩm Thanh vẫn cung cấp rau củ cho người dân tại Hội An và Đà Nẵng. “Nhóm làm vườn hữu cơ của chúng tôi vẫn cung cấp 50 – 70kg rau tươi cho chợ địa phương mỗi ngày trong thời gian COVID-19. Chúng tô thậm chí còn mở rộng thêm 1ha làm vườn trong xã để trồng các cây trồng năng suất cao và các loại đậu, hạt”, theo chủ nhiệm Lê Nhượng của HTX Hữu cơ Thành Đông của Hội An cho hay. “Dịch vụ du lịch tại Hội An hoàn toàn biến mất sau 4 làn sóng đại dịch virus corona và chúng tôi hứng chịu thiêt hại giảm 50% thu nhập từ du lịch và giảm đơn hàng từ các chợ địa phương”, ông cho biết thêm rằng lũ lụt và mưa lớn năm 2020 cũng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất. Ông cho biết lúa gạo và vườn tược đã giúp 10 thành viên của HTX duy trì hoạt động ngay cả khi COVID-19 làm giảm thu nhập của họ. Ông Nhượng cho biết hàng năm các nhà vườn đón tiếp khoảng 3.000 lượt khách nhưng đã mất ít nhất 29.000 USD do tác động của dịch bệnh lên du lịch.

Trong khi đó, Cù Lao Chàm – hòn đảo cách Hội An 20km – im lìm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cù lao này là vùng lõi của khu vực bảo tồn sinh quyển thế giới Hội An – Cù Lao Chàm, với doanh thu hàng năm 35 tỷ đồng (1,5 triệu USD) từ doanh thu bán vé cho du khách nhưng con số này đã tụt giảm xuống gần bằng 0. Các địa điểm lưu trú, khách sạn, hướng dẫn du lịch, thuê xe máy, các nhà hàng và dịch vụ tàu đồng loạt chịu thiệt hại nặng khi số lượng du khách tụt giảm mạnh. Bà Huỳnh Thị Thùy Hương từ hội đồng quản lý Bảo vệ khu vực biển Cù Lao Chàm, cho biết người dân làm trong ngành du lịch và dịch vụ đã chuyển sinh kế sang khai thác thủy sản. Báo cáo từ UBND Cù Lao Chàm cho biết với dân số 2.400 nhân khẩu đã thu về 3,6 triệu USD hàng năm thời gan trước đại dịch, trong đó 65% đến từ du lịch sinh thái.

Bà Nguyễn Thị Vân, chủ cơ sở lưu trú Vân Đức, cho biết trước đây bà có doanh thu ít nhất 18 USD/khách từ dịch vụ phòng và ăn uống nhưng nay thu nhập này hoàn toàn mất đi. Bà cho biết chồng bà – làm hướng dẫn lặn biển – đã bắt đầu sử dụng thuyền nhỏ để khai thác thủy sản, cung cấp thức ăn cho gia đình. Bà Hương cho biết 80% dân cư trước đây đã rời bỏ khai thác thủy sản để làm trong lĩnh vực du lịch nên họ đã bán thuyền và thiết bị khai thác thủy sản. Bà cho biết khai thác thủy sản tàu bè nhỏ chỉ là giải pháp tạm thời để giải tỏa khó khăn trong đại dịch và họ đều mong mỏi du lịch sẽ sớm phục hồi trở lại. Ông Trần Quý Tây, lãnh đạo UBND Cù Lao Chàm, cho biết một số cơ sở kinh doanh thủy sản trên đảo vẫn bám trụ hoạt động và chuyển sang giao dịch trực tuyến. Ông cho biết các tàu hàng giúp vận chuyển thủy sản từ đảo tới những người mua trực tuyến trong đất liền và chuỗi cung ứng thủy sản này vẫn chưa bị gián đoạn trong đại dịch và đảo chưa ghi nhận ca nhiễm virus corona.

Ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, người dân đảo Lý Sơn cũng chịu thiệt hại nặng nề do COVID-19. Hơn 1.000 người dân làm việc trong ngành du lịch trở thành thất nghiệp, trong khi vận chuyển – dịch vụ chính giữa đảo và đất liền – vẫn ghi nhận doanh thu 32 triệu đồng từ người đi lại và hàng hóa trong nửa đầu năm 2021. Hòn đảo này đón khoảng 39.000 du khách trong nửa đầu năm 2021 – giảm mạnh so với mức 265.000 du khách trong năm 2019. Chủ tịch UBND Phạm thị Hương cho biết hành tím và tỏi – hai sinh kế chính của 22.000 dân đảo – đạt thu hoạch tới 22 tấn trong nửa đầu năm 2021 nhưng giá giảm còn 20.000 đồng/kg – chỉ bằng 20% so với giá trước đây. Bà cho biết COVID-19 làm hạn chế số chuyến di chuyển giữa đảo và đất liền và nhu cầu nông sản trên đất liền giảm mạnh do giảm thu nhập trên diện rộng.

Tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu giãn cách xã hội khi số ca nhiễm COVID-19 chạm ngưỡng 100 ca trong 2 tuần. Hòn đảo này vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nhưng đã đóng cửa toàn bộ các chuyến tàu qua lại. Ông Lê Văn Sơn, một hướng dẫn viên du lịch của hãng du lịch Sea Tour Quảng Ngãi, cho biết lao động ngnàh du lịch đã tìm các công việc khác để sinh sống nhưng mùa đánh cá chưa đến mà ngành du lịch đã đóng cửa.

Ông Chu Mạnh Trinh, một chuyên gia giáo dịch tại cộng đồng, cho biết COVID-19 là một thách thức lớn đối với hầu hết các ngành, nhưng nông nghiệp là ngành có tính bền bỉ nhất trong đại dịch. Ông cho biết nông dân vẫn lưu giữ liên tục những thực hành nông nghiệp tự nhiên giúp tạo nên thu nhập ổn định và vượt qua khó khăn do COVID-19 gây ra. Ông cho hay thủy sản, chăn nuôi, lúa gạo và rau củ cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho các cửa hàng trong thành phố. Ông Trinh cho hay nông nghiệp và khai thác thủy sản các khu vực nông thôn ven biển đang chứng minh giá trị bền vững trong suốt 18 tháng đại dịch vừa qua. Ông cho biết chi phí sống tại nông thôn thấp hơn so với thành phố - nơi hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ bị gián đoạn nặng nề do COVID-19, khiến hàng ngàn người mất việc.

Ông Nguyễn Quang Dũng, lãnh đạo HTX Túy Loan tịa huyện ngoại thành Hòa Vang – Đà Nẵng, cho biết sản lượng của HTX giảm 30% do COVID-19. Tuy nhiên, ông cho biết nông dân vẫn cung ứng 500kg rau tươi cho người tiêu dùng tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung hàng ngày. Ông Dũng cho biết các thành viên của 45 HTX nông dân khác vẫn thu nhập 4 triệu đồng/tháng, giảm 25% so với trước COVID-19. Ông cho biết, hoạt động sản xuất của HTX tuân theo Thực hành Nông nghiệp tốt Việt Nam (VietGAP) – Participatory Guarantee system (GPS), không ngừng sản xuất ngày nào trong suốt đại dịch.

Mặc dù Đà Nẵng chịu tác động của cả 4 làn sóng COVID-19, các nhà nông ở vùng nông thôn xã Hòa Bắc vẫn duy trì nguồn cung cho thành phố. Bà Đỗ Thị Huyền Trâm, quản lý một nông trang cọng đồng, cho biết COVID-19 làm giảm mạnh số lượt khách do các lệnh giãn cách xã hội nhưng không phá vỡ sản xuất. “Mỗi nông dân trong xã có thể sản xuất thực phẩm ổn định từ tối thiểu 500m2 vườn và 1.000m2 đất trồng lúa. Chỉ có dưa hấu và mía đường gặp một số khó khăn trong tiêu thụ do bảo quản yếu kém”, bà Trâm cho hay. Bà cho biết nông dân trong xã không có thu nhập từ du lịch trong suốt thời gian COVID-19 nhưng hoạt động nông nghiệp vẫn đảm bảo thu nhập ổn định.

Theo Tổng cục Thống kê thành phố, kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng 4,99% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệm trong nửa đầu năm 2021 lên tới 7,27%.

Theo VNS

Admin

Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thực phẩm khi các biện pháp kiềm chế gây áp lực cho thị trường trong nước

Bài trước

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc