Thủy sản

Chi phí vận chuyển, cạnh tranh mạnh từ Ecuador trên thị trường Mỹ làm giảm khả năng sinh lời của Minh Phú

0

Cước vận chuyển tăng và khó khăn gây ra bởi đại dịch COVID-19 đang khiến tình hình ngày càng khó khăn cho CTCP Thủy sản Minh Phú – công ty xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam – để đạt các mục tiêu kinh doanh trong năm 2021. Khả năng sinh lời của công ty đang bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và các vấn đề vận tải toàn cầu. Lợi nhuận ròng trong quý 1/2021 của Minh Phú lao dốc 51,7% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 26,6 tỷ đồng (1,15 triệu USD), mức lợi nhuận theo quý thấp nhất trong vòng 4 năm.

Trả lời những thắc mắc của cổ đông, CEO Minh Phú – ông Lê Văn Quang – vào ngày 17/6 cho biết đợt bùng phát virus corona tại việt Nam trong suốt dịp Tết Nguyên đán hồi tháng 2 tác động mạnh tới vận hành các nhà máy chế biến của công ty. Nhiều công nhân về quê trong kỳ nghỉ lễ đã bị cách ly để kiểm soát dịch, dẫn tới công suất chế biến của Minh Phú giảm 30% trong quý 1/2021. Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào cho hoạt động vận hành kinh doanh tăng mạnh trong quý 1/2021, khi giá tôm tăng vọt do thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, thiếu hụt container trên toàn cầu và chi phí vận chuyển tăng là vấn đề khiến ông Quang lo lắng hơn cả.

Minh Phú đặt mục tiêu đạt doanh thu 15.800 tỷ đồng (685,7 triệu USD) và lợi nhuận ròng đạt 1.100 tỷ đồng (47,5 triệu USD) trong năm 2021, tăng lần lượt 10% và 62% so với năm 2020. Nhưng nhiều diễn biến bất ổn gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, ông Quang dự báo công ty sẽ đạt 80% mục tiêu lợi nhuận ròng đặt ra ở mức 1.400 tỷ đồng (60,9 triệu USD) từng đặt ra hồi tháng 4.

Minh Phú thường dựa vào các công ty vận tải lớn cho các nhu cầu vận chuyển các lô hàng lớn của công ty nhưng ông Quang cho biết, hiện công ty ngày càng phụ thuộc mạnh hơn vào các nhà vận chuyển nhỏ hơn, tốc độ vận chuyển hàng hóa tới khách hàng nhanh hơn, dù chi phí cao hơn. Ngay cả với thay đổi này, Minh Phú cũng đang phải giảm nhẹ tác động của những khó khăn của ngành vận chuyển bằng cách ký ít hợp đồng xuất khẩu hơn, trực tiếp tác động tới kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2021. Trong bối cảnh cước vận chuyển tăng phi mã, Minh Phú chỉ có thể ký ít hợp đồng – và chỉ với một số đối tác có lựa chọn để giao hàng trong vòng 1 tháng sau khi ký hợp đồng – bất chấp nhu cầu cao từ khách hàng, ông Quang nhấn mạnh. “Hiện chi phí vận chuyển tới nhiều cảng tăng từ 2 – 4 lần so với năm 2020 và hiện vẫn chưa rõ liệu chi phí vận chuyển còn tiếp tục tăng không và liệu chúng ta có đủ container để bốc hàng hay không. Chúng tôi quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra nhưng thiếu hụt container sẽ kéo dài và tình trạng cước vận chuyển liên tục tăng khiến các mục tiêu này khó đạt được”.

Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, chiếm tới 24% xuất khẩu và 19% nhập khẩu của Trung Quốc, đang áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để kìm chế sự bùng phát COVID-19 tại thành phố này. Ngoài ra, một số tàu container đang bị tắc tại các cảng của Mỹ để giải quyết số ca lây nhiễm COVID-19. Tình trạng này càng khiến thiếu hụt tàu và container thêm nghiêm trọng, tiếp tục đẩy chi phí vận chuyển tại châu Á và toàn cầu tăng vọt.

Trong tháng 5/2021, Minh Phú đã ký các hợp đồng để bá 13.043 tấn tôm với giá trị xuất khẩu 150,2 triệu USD. Nhưng từ ngày 1 – 16/6, công ty mới chỉ ký các hợp đồng với lượng 3.500 tấn, trị giá 45,4 triệu USD. Hệ quả là công ty phải điều chỉnh triển vọng lợi nhuận nửa đầu năm 2021 xuống 300 tỷ đồng (13 triệu USD), ông Quang cho hay. Tuy nhiên, ông Quang cho biết Minh Phú có kế hoạch ký thêm các hợp đồng xuất khẩu từ giữa tháng 7 trở đi để tận dụng thời gian giá tôm tăng do dự báo sản xuất tôm tại Ấn Độ và Indonesia giảm. Thực tế, ông Quang cho hay giá tôm đã trên đà tăng từ tháng 5 và giá dự báo sẽ tăng cho tới tháng 8, 9 và 10 – thời điểm khách hàng gom hàng trước mùa nghỉ lễ năm mới.

Một khó khăn khác cho kế hoạch kinh doanh của Minh Phú là công ty đang buộc phải chuyển đổi thị trường trọng tâm ra khỏi thị trường Mỹ sau khi đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng với nguồn tôm giá rẻ từ Ecuador. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc ngày càng hạn chế và kiểm soát mạnh hơn, một phần do các đợt kiểm tra hải quan ngày càng nghiêm ngặt khi chính phủ Trung Quốc lo ngại COVID-19 thâm nhập vào nước ngày thông qua bao bì thủy sản đông lạnh, Ecuador đã triển khai chiến lược chuyển hướng thần tốc sang thị trường Mỹ. Xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc giảm 39% về giá trị và 32% về lượng xuống còn 470 triệu USD và 94.346 tấn trong 4 tháng đầu năm 2021, trong khi xuất khẩu tôm sang Mỹ trong cùng giai đoạn đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020, chạm mức 300 triệu USD và 54.431 tấn.

Trước diễn biến đó, Minh Phú đang tái cấu trúc chiến lược thị trường với Mỹ không còn là điểm đến hàng đầu của tôm Minh Phú. Công ty sẽ không cố gắng cạnh tranh với Ecuador về giá trên thị trường Mỹ, thay vào đó sẽ tăng xuất khẩu tôm sang các thị trường khác như Nhật Bản, các thị trường châu Á khác và EU, ông Quang cho biết. Trong 5 tháng đầu năm 2021, Mỹ chiếm 15,3% tổng lượng và 18% tổng giá trị xuất khẩu tom của Minh Phú. 2 năm trước, Mỹ chiếm tới hơn 42% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, các thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Minh Phú bao gồm Nhật Bản – chiếm 22,8% giá trị xuất khẩu của Minh Phú, EU – chiếm 15,1%, Úc và New Zealand tổng cộng chiếm 12,8%; Canada chiếm 11,8%; Hàn Quốc chiếm 7,13%; Nga chiếm 5,75%; Hong Kong và Đài Loan chiếm 3,14%; và Trung Quốc chiếm 1,07%.

Hàng loạt vấn đề khó khăn nổi lên từ cuộc khủng hoảng dai dẳng COVID-19 cũng đang kìm hãm các kế hạch mở rộng sản xuất của Minh Phú. Ông Quang hco biết nguồn cung con giống của công ty vận chuyển từ Hawaii tới Việt Nam liên tục gián đoạn và đưa thiết bị tới xây dựng các trang trại nuôi tôm cũng rất khó khăn, dẫn tới chậm trễ các kế hoạch mở rộng vùng nuôi. Minh Phú bỏ ra khoản đầu tư lớn vào 2 khu vực nuôi tôm lớn – với tổng cộng 400 ao nuôi sử dụng “công nghệ 2 – 3 – 4” tại Lộc An thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và 360 ao nuôi tại tỉnh Kiên Giang.

Theo Seafood Source

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Thị trường tôm Trung Quốc suy thoái trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản