Gỗ

Việt Nam: Công xưởng gỗ của thế giới

0

Trong những thập kỷ gần đây, ngành gỗ Việt Nam, từ một ngành thủ công quy mô nhỏ, đã tăng trưởng nhanh và trở thành ngành chế biến quy mô toàn cầu. Năm 2020, nhờ sự chuyển dịch sang bán hàng trực tuyến và những thay đổi trong cấu trúc sản phẩm theo các xu hướng tiêu dùng trên thế giới đúng thời điểm đại dịch COVID-19, công ty gỗ Đức Thành đạt doanh thu cao. Năm 2021, công ty hoàn thành 50% kế hoạch cả năm chỉ trong 2 tháng đầu năm.

Không chỉ vui khi doanh thu năm 2020 tăng tới 40%, bà Phạm Thị Hồng Quang, tổng giám đốc công ty mỹ nghệ Nguồn Việt, cho biết công ty bà có thể bán các sản phẩm từng không thể bán trong nhiều năm. Các loại ván chống ồn được dùng để sản xuất các loại bàn độc đáo cho phòng họp. Sản phẩm này được quảng cáo trực tuyến và trở thành một sản phẩm thu hút sự quan tâm rất lớn, được nhiều khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Đạt doanh thu cao trong năm 2020, công ty gỗ Dầu Tiếng có kế hoạch xây một nhà máy mới trên diện tích 10ha chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng cao cho xuất khẩu. Nhà máy hiện tại của công ty đã hoạt động hết công suất.

Lộ trình 13 tỷ USD

Theo thống kê từ Bộ NNPTNT, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ năm 2020 đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2019. Trong quý 1/2021, ngành này thu về gần 4 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết đại dịch tác động lên toàn bộ ngành lâm nghiệp trong giai đoạn tháng 3 -5/2020, đơn hàng giảm, cả xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu thô đều đình đốn, và các yếu tố này tác động mạnh lên sản xuất. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”. Khi bán hàng trực tiếp bị hạn chế, các doanh nghiệp ngành gỗ phải chuyển sang bán hàng trực tuyến. Họ tận dụng lợi thế cơ hội từ những thay đổi trên thị trường để kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và các thị trường khác để chạm những kỷ lục mới”.

Trong những thập kỷ gần đây, ngành gỗ Việt Nam, từ một ngành thủ công nhỏ, đã tăng trưởng nhanh trở thành một thế lực toàn cầu. Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), trong năm 2020, Việt Nam vượt Ba Lan, Đức và Ý trở thành nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Doanh thu xuất khẩu nội thất gỗ của Việt Nam tăng từ 219 triệu USD năm 2000 lên 13 tỷ USD trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng cao nhất đối với một mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nội thất Việt Nam giữ vị trí dẫn đầu trong “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô” của Việt Nam. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu tới 140 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Quan trọng hơn, ngành gỗ Việt Nam đã chuyển đổi theo hướng bền vững. Phần lớn các sản phẩm gỗ của Việt Nam là gỗ rừng trồng. Trong những năm gần đây, nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm mạnh do tỷ lệ nguyên liệu thô từ rừng trồng tăng lên. Ngành lâm nghiệp cũng đang phát triển theo hướng bền vững. Hiện Việt Nam có 4,3 triệu ha rừng trồng, cung cấp khoảng 48 triệu m3 gỗ.

Theo các chuyên gia, trong ngành nông nghiệp, các nhóm hàng hóa chính chỉ hoạt động tốt ở khâu sản xuất, trong khi liên kết chuỗi và khâu chế biến vẫn là những điểm yếu, cảm trở sự phát triển của ngành. Ngành nội thất gỗ là trường hợp đặc biệt khi xây dựng được chuỗi giá trị gần như hoàn chỉnh với các liên kết chặt chẽ giữa các khâu: trồng rừng, chế biến và giao thương. Do đó, năng suất lao động của ngành gỗ năm 2010 đạt khoảng 17.000 USD/người/năm và hiện ở mức khoảng 25.000 USD/người/năm.

Sự nổi lên của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam

Thị trường nội thất thế giới trị giá khoảng 450 tỷ USD hàng năm. Việt Nam chỉ chiếm hơn 6% thị phần nên ngành gỗ Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội. Bên cạnh các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, và Hàn Quốc, Việt Nam có thể khai thác các thị trường tiềm năng như Canada, Nga, Ấn Độ và Trung Đông.

Ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ đặt mục tiêu doanh thu xuất khẩu ít nhất 14,5 tỷ USD trong năm 2021, tăng khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng lên 20 tỷ USD vào năm 2025, trở thành công xưởng sản xuất, chế biến và xuất khẩu nội tất gỗ của thế giới.

Ngành chế tác gỗ Việt Nam đã xây dựng một nền tảng vững chắc về năng lực sản xuất, công nghệ đổi mới, cải thiện năng lực quản trị doanh nghiệp, các tiêu chuẩn sản phẩm cao và linh động trước yêu cầu của khách hàng. Ngành hiện có các doanh nghiệp lớn, đủ năng lực cung ấp sản phẩm tới các kênh phân phối và các khách hàng lớn, cùng với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, linh động, có thể cung cấp các đơn hàng nhỏ cho các nhóm khách hàng nhỏ hơn thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành gỗ thừa nhận rằng trong chuỗi giá trị sản phẩm bao gồm 4 khâu: sản xuất, giao thương, thiết kế và thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đạt giá trị sản xuất và thương mại. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn vận hành dựa trên các đơn hàng của các thương nhân quốc tế. Họ chỉ tập trung vào kiếm tiền ở phần cứng sản phẩm và không phát triển phần mềm thông qua thiết kế và lao động có kỹ thuật cao để gia tăng tư duy sáng tạo, thúc đẩy giá trị sản phẩm. “Không có thiết kế, sản phẩm độc đáo, thương hiệu, thì dù có năng lực sản xuất tốt, các dây chuyền sản xuất hiện đại, và chuyên môn hóa cao, chúng tôi chỉ có thể ngồi chờ khách hàng, chờ đợi những cơ hội và không thể chủ động trong kinh doanh”, theo ông Nguyễn Chánh Phương – chủ tịch công ty Danh Mộc.

Không chỉ là một công xưởng sản xuất mà cần thăng tiến trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần chiến lược tăng sản lượng nguyên liệu thô từ gỗ rừng trồng, mở rộng các nhà máy chế biến gỗ tập trung quy mô lớn, và phát triển các khâu thiết kế, thương hiệu. Thay vì kiếm tiền bằng kỹ năng thực hành và sự cần cù trong sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển thương hiệu của chính mình.

Nhu cầu người tiêu dùng đối với nội thất sẽ thay đổi theo thời gian. Thay vì mua một chiếc ghế để ngồi, một chiếc giường để nằm, ngày nay họ muốn mua những sản phẩm mang tính nghệ thuật để trang trí không gian sống. Thiết kế sản phẩm là khâu có giá trị nhất trong chuỗi giá trị, nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần sáng tạo để tham gia vào cuộc chơi mang tên “những thương hiệu quốc tế” để tạo ra phong cách Việt Nam cho khán giả toàn cầu.

Theo VNS

Admin

Việt Nam sử dụng gỗ vụn còn sót lại sau bão để sản xuất dăm gỗ, viên nén xuất khẩu

Bài trước

Tín hiệu tích cực cho xuất khẩu gỗ của VN giữa nhiều thách thức

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ