0

Theo Cục BVTV, ngành nông sản Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh xuất khẩu nhiều loại trái cây sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2021 bất chấp tình hình COVID-19.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 468.000 tấn xoài, tăng 12% so với kim ngạch xuất khẩu trong cả năm 2020; 348.000 tấn chuối, tương đương 87% kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020; 301.000 tấn mít, tương đương 92% kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 và 1,1 triệu tấn thanh long, tương đương 63%. Theo ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang dần mở rộng các thị trường xuất khẩu sang Mỹ. EU, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cần thời gian để đạt mục tiêu đề ra nên trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu của rất nhiều nông sản, thủy sản và lâm sản từ Việt Nam.

Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính như những thập kỷ trước, ông Trung cho hay. Với xu hướng phát triển hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng có thêm nhiều tiêu chuẩn về chất lượng nông sản nhập khẩu từ bất cứ nước nào, bao gồm Việt Nam. Các yêu cầu bao gồm tiêu chuẩn thiết kế, đóng gói, phân loại đóng gói, chất lượng sản phẩm, và đặc biệt là mã vùng trồng. Do đó, từ năm 2018, Cục BVTV đã chủ động hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp và HTX trên cả nước để phát triển các mã vùng trồng, đáp ứng các yêu cầu từ phía Trung Quốc. Cho tới nay, Việt Nam đã cấp 3.400 mã vùng trồng cho nhiều loại trái cây xuất khẩu sang nhiều thị trường. Trong đó, việt Nam cấp mã cho 1.703 vùng trồng và 1.776 cơ sở đóng gói, sản xuất trái cây tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam hiện xuất khẩu rất nhiều loại trái cây tươi sang Trung Quốc theo kênh chính ngạch để tận dụng các ưu đãi thuế theo các thỏa thuận thương mại, bao gồm xoài, chuối, thanh long, nhãn, vải, mít, dứa, dưa hấu chôm chôm và măng cụt. Việt Nam đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc để đạt thỏa thuận xuất khẩu chính ngạch nhiều nông sản khác, bao gồm khoai langvà sầu riêng, hoặc chờ đàm phán thêm đối với bưởi, chanh dây và dừa.

Tuy nhiên, ông Trung cho hay nông sản Việt Nam hiện đang cạnh tranh mạnh với nhiều nông sản từ Thái Lan, Campuchia và thậm chí nông sản nội địa trên thị trường Trung Quốc. Ông Trung cho rằng diễn biến này buộc các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam phải hợp tác để cải thiện chất lượng, giảm chi phí sản xuát và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.

Việt Nam đã đàm phán thành công với Trung Quốc nhiều năm trước về giấy phép xuất khẩu nông sản qua kênh chính ngạch nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không thể tăng xuất khẩu các sản phẩm này sang Trung Quốc, như chôm chôm và măng cụt. Trong khi đó, nhiều nông sản truyền thống khác lại đạt kim ngạch xuất khẩu lớn trong những năm gần đây, bao gồm xoài, thanh long và mít. Việt Nam đã vượt qua Việt Nam trở thành nước cung cấp chuỗi lớn nhất cho thị trường Trung Quốc.

Việt Nam kỳ vọng khi COVID-19 được kiểm soát, các chuyên gia Trung Quốc có thể tới Việt Nam để đánh giá lại quy trình kỹ thuật cho sầu riêng Việt Nam. Nếu giành được giấy phép xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc theo kênh chính ngạch thì Việt Nam sẽ cạnh tranh với Thái Lan và Malaysia khi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, mặc dù hai nước ASEAN này đều đã có giấy phép xuất khẩu sản phẩm này theo kênh chính ngạch sang Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. “Để cải thiện khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, Cục BVTV đang triển khai nhiều giải pháp, bao gồm các giải pháp sinh học, phân bón hữu cơ và các chương trình cấp mã vùng trồng và mã hoạt động cho các cơ sở đóng gói, chiếu xạ và xử lý nhiệt. Nhờ đó, nông sản Việt Nam về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, dư lượng kháng sinh và chi phí từ các thị trường nhập khẩu khó tính”, ông Trung cho hay.

Theo Bộ NNPTNT, trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt hơn 5,57 tỷ USd, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4,02 tỷ USD, tăng 36,5% trong cùng kỳ so sánh, và giá trị nhập khẩu đạt 1,55 tỷ USD, tămg 9,7% trong cùng kỳ so sánh.

Theo VNS

Admin

Rong biển có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản

Bài trước

Sầu riêng Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu tại EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả