Rau quả

Cổng thông tin đưa quả vải tiếp cận rộng rãi tới người tiêu dùng

0

Một cổng thông tin điện tử đã được triển khai nhằm giúp nông dân tại tâm dịch Bắc Giang tiêu thụ vải. “Ơn trời, cách này hiệu quả”, phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang (BECA) Dương Thanh Sơn nói về cổng thông tin do trung tâm khởi xướng. Bắc Giang là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong làn sóng đại dịch thứ 5 tại Việt Nam, gây ra rất nhiều khó khăn cho nông dân.

Cổng thông tin www.hotrotieuthuvaithieubacgiang.com đi vào hoạt động khoảng 3 tuần trước và trang facebook hotrotieuthuvaithieubacgiang được lập ra vài ngày sau đó khi Bắc Giang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch vải. Người tiêu dùng có thể đăng ký mua khối lượng lớn vải – tối thiểu 1 tấn – sau khi điền các thông tin cơ bản như tên, email, số điện thoại, địa chỉ và lượng vải muốn mua.

Ông Sơn, chuyên về công nghệ thông tin và truyền thông, cho biết cổng thông tin có giao diện đơn giản nhưng đằng sau đó là hệ thống quản lý khách hàng tự động và các chương trình chăm sóc khách hàng để hỗ trợ bán hàng trực tuyến. Cổng thông tin này và trang facebook đã tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng, ông Sơn cho biết thêm đã nhận được những phản hồi tích cực trên mạng xã hội. “Chúng tôi kết nối nông dân trồng vải Bắc Giang và các HTX với người mua. Chúng tôi cam kết khách hàng có thể mua vải chất lượng cao ở mức giá rất tốt”, ông Sơn cho biết. “Nếu chúng tôi từng nghĩ về cổng thông tin này sớm hơn và chuẩn bị từ khoảng 3 tháng trước khi vải vẫn còn xanh thì còn có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn”. Ông cho biết ý tưởng về cổng thông tin này ra đời khi nông dân Bắc Giang bước vào mùa thu hoạch vải nhưng tỉnh lại đang chật vật trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Năm 2021, tỉnh Bắc Giang có khoảng 28.100ha trồng vải, sản lượng ước đạt 180.000 tấn. Bùng phát đại dịch COVID-19 gây ra rất nhiều khó khăn cho thu hoạch, vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu loại trái cây này. Cùng với chính phủ, các cơ quan ban ngành, tổ chức và cá nhân trong tỉnh, BECA đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải. Tất cả nhân sự BECA, phần lớn là IT và truyền thông, hỗ trợ bán hàng trực tuyến.

Trong ngày đầu tiên mở cổng thông tin, ông Sơn cho biết họ nhận được hàng trăm tin nhắn hỏi mua vải. Các đơn hàng khối lượng nhỏ, như vài kg, được chuyển cho các nhà bán lẻ địa phương, trong khi BECA tập trung vào các đơn hàng lớn, đặc biệt là từ các doanh nghiệp có năng lực tài chính và sẵn sàng mua khối lượng lớn. Trong tuần đầu tiên, BECA giúp bán gần 140 tấn vải. “Chúng tôi đặt mục tiêu hỗ trợ nông dân bán 1.000 – 1.800 tấn vải. Đây là một mục tiêu lớn nên chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các hiệp hội, doanh nghiệp và doanh nhân”.

Ông Sơn cũng đang tìm kiếm những người tiêu dùng tiềm năng khác – các nhóm cộng động. Ông lấy ví dụ dòng họ Dương rất lớn. Ông đã nhận một đơn đặt hàng 17 tấn từ dòng họ Dương tại thành phố Hồ Chí Minh với 2 container. Các dòng họ Dương tại Bình Thuận và Bình Dương mỗi bên đặt hàng 2 container.

Bà Đinh Thị Anh từ tỉnh Nam Định cho biết đã nghe tin tắc về tâm dịch COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang và bà muốn làm điều gì đó cho người dân nơi đây, đặc biệt là nông dân gặp nhiều khó khăn trong tiêu thu vải. Bà cho biết bà rất vui khi tìm được nguồn cung cấp vải thiều Bắc Giang đáng tin cậy và bà đã nhờ bạn bè đặt hàng trên cổng thông tin hotrotieuthuvaithieubacgiang.com và sau đó bán vải cho người dân tại Nam Định. Toàn bộ số tiền thu được, bà Ánh sẽ ủng hộ vào Quỹ vắc xin COVID-19 quốc gia.

Và hàng chục tình nguyện viên vào ngày 7/6 đã nhận lô vải đầu tiên từ Bắc Giang và trong cùng ngày đã bán gần 1 tấn vải tại hai sạp hàng ở các địa chỉ 757 Vũ Hữu Lợi và 440 Trần Hưng Đạo tại thành phố Nam Định. “Chúng tôi dỡ vải, cân và chia thành những túi 2kg, nhận đơn hàng và giao hàng cho khách hoặc bán trực tiếp tại quầy”, bà Ánh cho biết thêm mọi người không chỉ mua vải mà còn đóng góp thêm cho quỹ. “Chúng tôi sẽ đồng hành cùng Bắc Giang! Chúng tôi không làm được việc lớn thì sẽ làm việc nhỏ”, bà Ánh khẳng định.

Ông Sơn cho biết ông thấu hiểu những khó khăn mà nông dân Bắc Giang gánh chịu cũng như tầm quan trọng của trái vải – niềm tự hào của người dân Bắc Giang. Họ còn tự hào hơn về loại trái cây này hiện đang được trồng theo các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Vải giờ đây không chỉ ngon và mà an toàn. Trong nhiều năm, vải Bắc Giang được xuất khẩu tới 30 nước trên khắp thế giới, bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Trên thị trường nội địa, vải được bán trong các chuỗi siêu thị lớn, ông Sơn cho biết từ đầu mùa thu hoạch, bất chấp COVID-19, vải Bắc Giang vẫn có thể đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Các nhà chức trách Bắc Giang quyết tâm tối thiểu tác động của đại dịch COVID-19 lên thu hoạch và tiêu thụ vải. Đặc biệt, các nhà chức trách đã thiết lập các khu vực trồng vải không có ca COVID-19, nghĩa là tạic ác khu vực trồng vải này, tất cả những người nghi tiếp xúc gần với các ca COVID-19 đã xác nhận sẽ được đưa tới các khu vực cách ly tập trung và không có khu vực cách ly tập trung nào được đặt tại các vùng trồng vải. Các chốt kiểm tra cũng được thiết lập để kiểm soát nghiêm ngặt và giám sát người cũng như phương tiện ra vào các khu vực trồng vải. Tất cả lái xe, công nhân và thương nhân đến các khu vực trồng vải phải kiểm tra nhanh COVID-19. Tất cả các phương tiện vận chuyển vải phải được khử trùng.

Ông Trần Quang Tân, giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, cho biết nông dân vùng trồng vải cảm thấy tổn thương khi nghe đến hai chữ “giải cứu”. Các nhà chức trách tỉnh kêu gọi hỗ trợ, không phải giải cứu. Tới một mức nào đó, khi buộc phải tiến hành giải cứu nông sản, mọi người có xu hướng nghĩ tới các sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ và dư thừa. “Vải Bắc Giang không cần giải cứu”, ông Sơn khẳng định, bất chấp đại dịch COVID-19, từ đầu mùa thu hoạch, hoạt động tiêu thụ vẫn đang diễn ra. “Khó khăn? Đúng, chúng tôi đối mặt với rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 và chúng tôi cần sự hỗ trợ để vượt qua giai đoạn này. Bắc Giang sẽ vượt qua tất cả những khó khăn hiện nay”, ông Sơn nói. “Người Bắc Giang tự hào mang đến những trái vải ngon ở mức giá hợp lý. Do tiêu thụ vẫn đang diễn ra thuận lợi, cả nông dân và người tiêu dùng đều vui với những lợi ích họ thu được”.

Mùa thu hoạch vải tại tỉnh Bắc Giang sẽ kéo dài khoảng 1,5 tháng. Tỉnh báo cáo đã có hơn 70.000 tấn vải được tiêu thụ, nghĩa là vẫn còn hơn 100.000 tấn vải Bắc Giang cần được bán. Năm 2021, giá vải tương đương năm 2020, dao động từ 13.000 – 30.000 đồng/kg.

Theo VNS

Admin

Sơ lược thị trường vải thế giới

Bài trước

Nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị đi vào hoạt động vào tháng 6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả