0

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 118,5 điểm trong tháng 3/2021, tăng 2,4 điểm (2,1%) so với tháng 2, đánh dấu tháng tăng điểm thứ 10 liên tiếp của chỉ số này, lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2014. Mức tăng chỉ số FFPI trong tháng 3 vừa qua được dẫn dắt bởi mức tăng mạnh của chỉ số giá dầu thực vật, giá thịt và giá sữa, trong khi giá ngũ cốc và giá đường giảm.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 123,6 điểm trong tháng 3/2021, giảm 2,2 điểm (1,7%) so với tháng 2, chấm dứt chuỗi tăng liên tục 8 tháng qua, nhưng vẫn cao hơn 25,9 điểm (26,5%) so với cùng kỳ năm 2020. Trong số các loại ngũ cốc chính, giá xuất khẩu lúa mỳ giảm mạnh nhất trong tháng 3, với mức giảm tới 2,4% nhưng vẫn cao hơn 19,5% so với cùng kỳ năm 2020. Suy giảm giá lúa mỳ trong tháng 3 chủ yếu phản ánh tình trạng nguồn cung tốt và triển vọng sản xuất thuận lợi trong niên vụ 2021. Giá ngô và giá đại mạch cũng giảm trong thagns 3 mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc vẫn ở mức cao nên giúp kìm hãm mức giảm giá. Giá hạt kê tiếp tục tăng. Sau 3 tháng tăng liên tục, giá gạo quốc tế giảm trong thagns 3 do nguồn cung vụ thu hoạch mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường và nhu cầu xuất khẩu các loại gạo khác Japonica tiếp tục chậm lại ở tất cả các nước xuất khẩu lớn, trừ Ấn Độ.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 159,2 điểm trong thagns 3, tăng 11,8 điểm (8%) so với tháng 2 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 6/2011. Chỉ số giá dầu thực vật tăng liên tục chủ yếu do giá dầu cọ, dầu đậu tương, dầu hạt cải và dầu hạt hướng dương đồng loạt tăng. Giá dầu cọ quốc tế ghi nhận tháng tăng thứ 10 liên tiếp do lo ngại tồn kho thấp tại các nước xuất khẩu chính trùng hợp với diễn biến nhu cầu nhập khẩu toàn cầu dần phục hồi. Đồng thời, giá dầu đậu tương cũng tăng mạnh, chủ yếu do triển vọng nhu cầu tăng, đặc biệt từ ngành nhiên liệu sinh học. Đối với giá dầu hạt cải và dầu hạt hướng dương, nguồn cung giảm tại Canada và vùng biển Đen tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá của hai loại dầu này.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 117,4 điểm trong tháng 3, tăng 4,4 điểm (3,9%) so với tháng 2, là tháng tăng điểm thứ 10 liên tiếp và đưa chỉ số này tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng 3/2021. Giá bơ tăng chủ yếu do nguồn cung yếu từ châu Âu khi khu vực này bắt đầu mùa sản xuất sữa chậm chạp và nhu cầu nội khối tăng trước dự báo ngành dịch vụ ăn uống phục hồi. Giá sữa bột cũng tăng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, do lo ngại về các thách thức nguồn cung trong ngắn hạn khi sản xuất sữa tại châu Đại dương giảm và thiếu hụt nghiêm trọng container vận tải tại châu Âu và Bắc Mỹ. Ngược lại, giá phô mai giảm nhẹ tháng thứ 3 liên tiếp do nhu cầu yếu đối với các nguồn cung giao ngay.

Chỉ số giá thịt FAO* đạt trung bình 98,9 điểm trong tháng 3, tăng 2,2 điểm (2,3%) so với tháng 2, tiếp tục xu hướng tăng điểm tháng thứ 6liên tiếp nhưng thấp hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Giá thịt gia cầm và thịt lợn tăng, chủ yếu do tốc độ nhập khẩu nhanh của các nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc. Doanh thu nội khối tăng mạnh tại châu Âu và chuẩn bị cho dịp nghỉ lễ Phục sinh là các yếu tố hỗ trợ giá thịt lợn. Giá thịt bò duy trì ổn định tương đương hồi tháng 2, do giá chào bán từ Brazil và Mỹ tăng, bù đắp suy giảm giá xuất khẩu từ Úc. Ngược lại, giá thịt cừu giảm do nguồn cung từ New Zealand tăng khi nông dân giết mổ sớm hơn thường lệ để tránh tình trạng khô nóng.

 Chỉ số giá đường FAO đạt trung bình 96,2 điểm trong tháng 3, giảm 4 điểm (4%) so với tháng 2, đánh dấu tháng giảm điểm đầu tiên sau khi ghi nhận tăng mạnh trong 2 tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số giá đường vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do lo ngại về nguồn cung toàn cầu thấp trong niên vụ 2020/21. Đợt suy giảm gần đây trong chỉ số giá đường quốc tế châm ngòi bởi dự báo xuất khẩu đường Ấn Độ ở mức cao, bất chấp các nút thắt cổ chai logistics kéo dài. Áp lực tăng giá do nhu cầu nhập khẩu mạnh, đặc biệt là từ Trung Quốc, và giá dầu tăng ngăn mức giảm mạnh trong những tuần gần đây.

*Không giống các nhóm hàng hóa khác, phần lớn giá dùng để tính toán Chỉ số giá thịt của FAO không có sẵn khi Chỉ số giá thực phẩm của FAO được tính toán và công bố nên Chỉ số giá thịt trong những tháng gần đây đến từ giá quan sát và dự báo. Vào thời điểm này, chỉ số giá này cần những điều chỉnh lớn trong giá trị Chỉ số giá thịt FAO, có thể tác động tới Chỉ số giá thực phẩm FAO nói chung.

Theo FAO

Admin

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trở lại trong tháng 2, chủ yếu do giá ngũ cốc thế giới giảm

Bài trước

Giá lương thực FAO tiếp tục giảm trong tháng 1/2024 chủ yếu do giá lúa mì và ngô giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc