Thịt lợn nhập khẩu dần thâm nhập vào bữa ăn của người Việt
Tháng 1/2021, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt lợn, tăng 322% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan. Do thịt lợn chiếm một tỷ trọng lớn trong thực đơn của người Việt, thịt lợn nhập khẩu đang dần trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng nhờ giá rẻ hơn thịt lợn nội địa. Trong khi đó, quy mô chăn nuôi lợn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do dịch tả lợn. Ngoài ra, chi phí sản xuất tăng do giá TACN tăng cũng đẩy giá thịt lợn tươi tiếp tục tăng cao.
Nestle mở nhà máy thực phẩm nguồn gốc thực vật đầu tiên tại ASEAN
Nestle vừa mở nhà máy sản xuất protein nguồn gốc thực vật đầu tiên trong khối ASEAN tại Malaysia với tổng vốn đầu tư 36,28 triệu USD. Phó chủ tịch kiêm CEO khu vực châu Á của Nestle Chris Johnson cho biết công ty lựa chọn Malaysia do cơ sở hạ tầng phù hợp, các kết nối thương mại và tiếp cận với nguồn nhân lực có năng lực tốt. Đặt tại khu công nghiệp tại Shah Alam, nhà máy này có công suất hàng năm 8.000 tấn, được trang bị máy móc chế biến thực phẩm mới nhất và các dây chuyền đóng gói tự động cao cho dòng sản phẩm nguồn gốc thực vật Harvest Gourmet.
Nhu cầu thịt tại Việt Nam giảm do lo ngại dịch bệnh
Dịch tả lợn và dịch da sần trên gia súc đang lây lan nhanh tại tỉnh Hà Tĩnh, khiến người tiêu dùng lo ngại và giảm mua thịt lợn, thịt bò. Theo Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, tất cả các lò mổ đã giảm công suất từ 50 – 70% từ giữa tháng 3 do sức mua giảm. Chi cục đang kêu gọi người dân không tẩy chay thịt lợn và thịt bò do các bệnh trên không lây sang người. Ngoài ra, Chi cục cũng tăng cường kiểm dịch các sản phẩm thịt trên thị trường để đảm bảo các sản phẩm thịt an toàn.
Mavin mở rộng các nhà máy tại Việt Nam
Tập đoàn Mavin tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư 26 triệu USD vào các dự án chăn nuôi gia cầm và lợn tại tỉnh Sơn La. Dự án bao gồm 1 trang trại chăn nuôi gà bố mẹ quy mô 10.000 con, sản xuất 1 triệu gà con/năm; một trang trại chăn nuôi vịt bố mẹ quy mô 20.000 con, sản xuất 2 triệu vịt con/năm và một trang trại nuôi lợn nái quy mô 6.000 con, sản xuất 150.000 lợn con/năm. “Các dự án chăn nuôi của Mavin tại tỉnh Sơn La sẽ giúp phát triển ngành chăn nuôi và cung cấp thực phẩm cho toàn khu vực miền Bắc và xuất khẩu sang các nước láng giềng”, theo chủ tịch công ty David John Whitehead.
Thiếu nguyên liệu tiếp tục đẩy giá TACN tăng
Các nhà sản xuất TACN Việt Nam tiếp tục tăng giá trung bình 0,32 USD/ bao 25kg. Từ tháng 10/2020, giá TACN đã tăng định kỳ do khan hiếm nguyên liệu thô. Giá TACN đã tăng tổng cộng ít nhất 2 USD/bao 25kg, đẩy chi phí chăn nuôi tăng ít nhất 22,4 USD/con lợn và 0,44 USD/gà thịt. Bộ NNPTNT dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài tới hết quý 2/2021. MARD khuyến nghị các nhà sản xuất TACN tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế và giữ giá TACN ổn định.
GreedFeed Việt Nam nhận 180 triệu USD để mở rộng
Tập đoàn GreenFeed Việt Nam sẽ nhận khoản vay 180 triệu USD từ IFC để mở rộng chăn nuoi lợn và bảo trì các nhà máy TACN. Thông qua dự án này, IFC sẽ cung cấp hỗ trợ tư vấn cho GreenFeed để theo đuổi sản xuất bền vững thông qua các thực hành tốt nhất và triển khai “Kế hoạch quốc gia về phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 – 2025”. GreedFeed hiện là nhà sản xuất TACN lớn thứ 5 tại Việt Nam và nằm trong nhóm các nhà sản xuất khép kín trong nước lớn nhất.
Việt Nam nâng công suất sản xuất vắc xin chăn nuôi
Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt “dự án tăng cường năng lực thú y giai đoạn 2021 – 2030”, nhằm mục tiêu tăng sản xuất vắc xin đủ để sử dụng trong nước. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu đáp ứng ít nhất 80% nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu vắc xin để tạo nguồn ngoại tệ khoảng 50 triệu USD/năm. Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin cúm gia cầm, PPRS và vắc xin bệnh lở mồm long móng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn vắc xin để trị cả ba loại bệnh này.
Hòa Phát mua tàu chở hàng để tránh cước vận tải tăng cao
Nhà sản xuất thép và chăn nuôi Việt Nam là tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thành việc mua 2 tàu chở hàng lớn với công suất 90.000 tấn nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển của tập đoàn. Tập đoàn cho biết COVID-10 là thời điểm tốt để mua tàu với giá tốt. Hòa Phát phải nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn mỗi năm để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh. Sở hữu tàu giúp tập đoàn cải thiện hiệu quả kinh tế, đảm bảo vận chuyển trong các giai đoạn cao điểm và giảm rủi ro cước vận tải tăng.
Việt Nam tăng nhập khẩu con giống để tái thiết quy mô đàn lợn nái
Trong khi quy mô đàn lợn nái của Việt Nam đang tăng ổn định, Rabobank cho rằng Việt Nam sẽ vẫn cần nhập khẩu thêm lợn cụ kị và bố mẹ để tăng cường nguồn cung F1, theo báo cáo cập nhật tình hình dịch tả lợn mới nhất của Rabobank nhận định. Hiện nhiều lợn nái vẫn là giống lợn lai, với mức lai tới 3 giống, làm giảm năng suất so với lợn nái F1”. Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng khoảng 242.000 lợn giống, lợn GGP và lợn bố mẹ, so với chỉ 3.000 con trong năm 2019. Phần lớn lợn bố mẹ đến từ Thái Lan.
Trạm trung chuyển lợn của Mavin nhằm tăng tính an toàn chuỗi giá trị
Để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong vận chuyển lợn, tập đoàn Mavin của Việt Nam vừa đầu tư vào một trung tâm trung chuyển lợn tại tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm này bao gồm một trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm công suất 60.000 con, và một khu vực tập trung lợn có sức chứa 5.000 – 6.000 con vào bất cứ thời điểm nào. “Mục tiêu của trạm trung chuyển này nhằm tạo ra một khu vực an toàn cho kiểm dịch lợn và kiểm tra dịch tễ trước khi cung cấp cho thị trường”, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, phó giám đốc tập đoàn cho biết. Trung tâm này dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022.
Tiêu chuẩn GAP có thể trở thành bắt buộc đối với chăn nuôi lợn tại Thái Lan
Các thực hành nông nghiệp tốt (GAP) sẽ trở thành một điều kiện bắt buộc thay vì tiêu chuẩn chung cho các trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Lan, theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Prapat Pothasuthon. Đối với các trang trại quy mô hơn 1.500 con hoặc hơn 120 lợn bố mẹ, thời gian chuyển đổi sẽ là 90 ngày. Đối với các trang trại quy mô 500 – 1.499 con hoặc 95 – 119 lợn bố mẹ, thời gian chuyển đổi là 180 ngày. Động thái này nhằm nâng cao các tiêu chuẩn sản xuất chăn nuôi lợn và ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả. Hiện Thái Lan co shơn 160.000 trang trại chăn nuôi lợn.
Hoài nghi tham vọng tăng 250% kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia
Indonesia đặt mục tiêu tham vọng tăng xuất khẩu tôm thêm 250% từ nay đến năm 2024. Ông Willem van der Pijl, tư vấn ngành tôm tại Shrimp Insights cho biết ông hoài nghi về năng lực đạt mục tiêu này của Indonesia, nhưng nước này thực sự có tiềm năng tăng mạnh sản xuất tôm. “Tôi dự báo nguồn cung con giống hậu ấu trùng chất lượng cao, đồng nhất chất lượng sẽ tăng, cộng với việc có thêm nhiều các trại nuôi đảm bảo an toàn sinh học và thực hành sản xuất bền vững sẽ dẫn tới tăng sản lượng tôm thẻ của Indonesia từ năm 2021 trở đi”, ông nhận định.
Sản lượng thịt lợn của Việt Nam có thể tăng 8 – 12%
Bất chấp các đợt bùng phát dịch tả lợn, Rabobank nhận định sản lượng thịt lợn của Việt Nam có thể tăng 8 – 12% trong năm 2021. Các đợt bùng dịch chủ yếu tác động tới các trang trại nhỏ, trong khi tác động tới các nhà sản xuất lớn hạn chế nhờ các biện pháp an toàn sinh học tốt hơn. Tuy nhiên, tăng quy mô chăn nuôi cũng kèm theo tăng rủi ro các đợt bùng dịch mới. Rabobank cho rằng việc ra đời vắc xin dịch tả lợn sẽ là một bước ngoặt cho ngành và Việt Nam vừa thông báo sẽ bắt đầu thương mại hóa các sản phẩm vắc xin từ quý 2/2021.
Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đối mặt khó khăn khi xuất khẩu sang Mỹ
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đang gặp nhiều thách thức bởi chi phí logistics tăng, theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). VASEP cho biết thêm rằng nguồn cung container đông lạnh trong tuyến vận chuyển sang Mỹ hạn chế do các hãng vận tải đang ưu tiên vận chuyển hàng rời có mức cước cao hơn. Hiệp hội cho biết tuyến vận tải MSC thông báo từ tháng 4/2021 sẽ chấm dứt toàn bộ các lô hàng đông lạnh sang thị trường Mỹ, càng gây thêm áp lực lên giá logistics vốn đã tăng vọt từ quý 3/2020.
Theo Asian Agribiz
Bình luận