Thủy sản

Doanh nghiệp ngành tôm đầu tư vào phát triển dài hạn

0

Ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2020 bất chấp COVID-19 và với cơ hội từ các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, nhiều doanh nghiệp ngành tôm đang đầu tư vào xây dựng các nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu thô cho phát triển dài hạn.

Mở rộng các nhà máy chế biến

Các doanh nghiệp lớn như Công ty Thương mại và Thủy sản Thuận Phước, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và Công ty Thủy sản Nha Trang vừa triển khai các nỗ lực mở rộng sản xuất từ đầu năm đến nay, tất cả đều tập trung tại ĐBSCL. Thuận Phước đã bắt đầu vận hành nhà máy chế biến tôm An An với trị giá đầu tư 400 tỷ đồng (17,45 triệu USD) tại tỉnh Tiền Giang, với công suất khoảng 50 tấn tôm thành phẩm mỗi ngày.

Trong khi đó, Minh Phú đang chuẩn bị bắt đầu xây dựng 2 nhà máy chế biến quy mô lớn với vốn đầu tư lên tới gần 1.000 tỷ đồng và tổng công suất hàng năm gần 50.000 tấn, tại các tỉnh Hậu Giang và Cà Mau. Tập đoàn cũng đang có ý định xây dựng một nhà máy khác gần tỉnh Kiên Giang. Công ty Thủy sản Nha Trang đang hoàn thành các công đoạn cuối cùng để đưa một nhà máy chế biến tại tỉnh Bạc Liêu đi vào hoạt động, có khả năng sản xuất 10.000 tấn sản phẩm hàng năm.

Năm 2020, CTCP Thủy sản Sao Ta đầu tư gần 400 tỷ đồng vào đồng thời xây dựng hai nhà máy chế biến tôm tại KCN An Nghiệp thuộc tỉnh Sóc Trăng. Hai nhà máy này có tổng công suất 20.000 tấn/năm. Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch hội đồng giám đốc Sao Ta, cho biết sự mở rộng của ngành tôm tại tỉnh Sóc Trăng ghi nhận sự tham gia của không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn cả những doanh nghiệp mới. Nếu ngành duy trì động lực tăng trưởng hiện nay thì sẽ lọt nhóm dẫn đầu thị trường toàn cầu trong vài năm tới.

Phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Một dự thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 do Bộ NNPTNT soạn thảo, đặt mục tiêu ngành sẽ đóng góp 28 – 30% vào GDP quốc gia đến năm 2030. Tổng sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm 70 – 75% và đây sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào mở rộng vùng nguyên liệu.

Tại “Đối thoại 2045” – chương trình do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, tổng giám đốc công ty thủy sản Minh Phú, ông Lê Văn Quang cho biết để đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, tập đoàn đã đặt ra một kế ohạch phát triển chuỗi giá trị thông minh và thân thiện môi trường, bao gồm nhiều mô hình nuôi tôm khác nhau phù hợp với từng địa phương. Công ty cũng đã phát triển một ứng dụng di động dựa trên công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo để quản lý các trại nuôi tôm. Với sự phát triển của các mô hình sản xuất tôm bền vững, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm sản xuất và chế biến tôm lớn nhất thế giới, ông Quang nhấn mạnh, chiếm thị phần 25% thị trường thế giới và sản lượng tôm nguyên liệu đạt gần 4 triệu tấn vào năm 2045.

Đồng thời, Thuận Phước cũng đang phát triển một diện tích nuôi tôm rộng 200ha tại tỉnh Bến Tre. Chủ tịch HĐQT Trần Văn Linh cho biết công ty đặt mục tiêu mở rộng đầu tư vào nuôi và chế biến tôm tại phía bắc sông Hậu, chuyển nơi đây trở thành một vùng nguyên liệu chính, chủ động kiểm soát các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo VNS

Admin

Suy giảm xuất khẩu, Thái Lan tập trung tiêu dùng trái cây trên thị trường nội địa

Bài trước

Ngành công nghiệp tôm Bangladesh đang lao dốc, một số công ty nỗ lực cưỡng cơn sóng dữ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản