0

Giá cá tra trải qua các chu kỳ biến động nối tiếp nhau và năm 2021 đưcọ dự báo là thời gian phục hồi của thị trường cá tra. Tuy nhiên, quá trình phục hồi diễn ra bao lâu lại là câu hỏi mà câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu thị trường quốc tế và phản ứng của các nhà sản xuất trong nước. Những gì ngành cá tra cần làm là tạo ra những thay đổi phù hợp trong công nghệ nuôi và chế biến cũng như cấu trúc thị trường.

Sau một thời gian dài suy giảm, giá cá tra bắt đầu tăng trở lại vào tháng 10, với mức tăng tới 30% từ mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, tương tự như diễn biến năm 2019, sau một thời gian phục hồi, giá cá tra giảm trở lại, khiến nỗi lo về tình hình tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng.

Từ một khía cạnh khác, mặc dù giá giá giảm sâu trong suốt nửa cuối năm, cơ sở hạ tầng cơ bản cho nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường suy yếu, một số công ty trong ngành vẫn cam kết đầu tư. Cuộc đua mới trong ngành cá tra hiện là công nghệ nuôi và chế biến để cá đạt chất lượng cao hơn, sản phẩm chế biến đa dạng hơn. Thay vì kêu gọi sự giúp đỡ và chờ đợi, các doanh nghiệp ngành cá tra có một cách tiếp cận khác. Họ thay đổi các chiến lược kinh doanh và tối ưu công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường để ngay khi thị trường phục hồi, họ sẽ ngay lập tức thu lợi.

Sự bấp bênh của giá cá tra là một câu chuyện dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra với các chu kỳ thường kéo dài trong 1 năm. Tuy nhiên, chu kỳ mới nhất kéo dài gần 2 năm. Biên lợi nhuận giá càng cao và thời gian tăng giá càng dài thì hệ quả càng tồi tệ. Đợt suy giảm giá mới đây là thời gian giảm giá dài nhất trong hơn 1 thập kỷ qua, tới hơn 18 tháng.

Năm 2021 được dự báo là năm phục hồi của ngành cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, khi quá trình hồi phục thực sự diễn ra và thời gian kéo dài của quá trình phục hồi phục thuộc vào nhu cầu trên thị trường quốc tế và phản ứng của các nhà sản xuất cá tra. Các thị trường Trung Quốc, EU, Mỹ và một số nước Đông Nam Á sẽ phục hồi trở lại sau một thời gian dài suy giảm do COVID-19. Do đó, yếu tố chính trong thời gian tới nằm trong tay các nhà sản xuất cá tra nội địa. tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phỏng đoán ban đầu. Trong số các ẩn số, Trung Quốc là ẩn số lớn nhất. Quốc gia này có thể tiếp tục hạn chế nhập khẩu thủy sản mặc dù nhu cầu nội địa vẫn trên đà tăng.

Các nhà sản xuất cá tra có thể học hỏi bài học từ năm 2017 khi họ giữ một cái đầu lạnh để duy trì giá tăng một cách ổn định. Tuy nhiên, do nhiều người nóng lòng đào ao mới và nuôi cá trong năm 2018 nên giá cá tra lại sụt giảm trở lại. Thực tế, giá cá tra có thể đã không chạm mức thấp như năm 2020 nếu không có COVID-10. Vượt trên mọi dự báo, đại dịch này đã tạo ra cơn chấn động lớn cho ngành cá tra Việt Nam. Dù vậy, ngành này vẫn còn may mắn hơn nhiều ngành khác bởi dù đại dịch có nổ ra hay không thì mọi người vẫn cần ăn và cá tra là một lựa chọn không tồi. Do đó, ngành cá tra sẽ sống sót và điều này cho thấy các sự kiện bất thường không tha cho bất cứ ngành nào. Do đó, đưa sản xuất cá tra vào tầm kiểm soát vẫn là một hành động khôn ngoan trong thời gian tới.

Thông thường, giá tăng sẽ mang đến hai kịch bản: hoặc giá tiếp tục tăng cho tới khi các nhà sản xuất cá muốn trì hoãn bán ra với hy vọng giá sẽ cao hơn, hoặc giá sẽ mất đi động lực và bắt đầu lao dốc. Kịch bản thứ hai đã xảy ra trong năm 2019, và hiện là kịch bản có thể tái diễn trong tương lai.

Ngoài ra, còn một quy luật khác là giá cá tra bắt đầu giảm vào cuối năm và kéo dài tới tháng 2 năm sau, trước khi tăng trở lại. Tuy nhiên, quy luật này có thể thay đổi nếu diễn biến nhập khẩu của Trung Quốc diễn ra khác thường. Các tác động từ Mỹ và châu Âu có thể phần nào tác động lên giá cá tra nội địa. Tuy nhiên, các tác động này không còn mạnh như trước đây,

Bức tranh toàn cảnh của thị trường cá tra Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Thị phần của Mỹ trong cơ cấu xuất khẩu cá tra của Việt Nam hiện chỉ còn 15%, trong khi của Trung Quốc là 35% và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó, EU và Đông Nam Á chỉ chiếm chưa đầy 10%. Do đó, Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng không cần bàn cãi.

Những thay đổi trong phương pháp sản xuất và cấu trúc thị trường

Sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc thị trường xuất khẩu luôn kéo theo những biến động đáng kể cả về giá và sản xuất.

Sự suy yếu của thị trường châu Âu trong suốt một thời gian dài trước năm 2010 đã gây ra một đợt giảm giá sâu sau đó. Khi Mỹ nổi lên trở thành một thị trường nhập khẩu lớn, bất cứ vấn đề bất lợi nào phát sinh từ thị trường cũng sớm tạo ra cú shock cho thị trường cá tra nội địa. Và khi Trung Quốc tăng mạnh vị thế nhà nhập khẩu của ngành cá tra Việt Nam, giá cá tra tăng vọt và ở chiều ngược lại, có lúc giảm sâu. Biến động giá cá tra trong thời gian gần đây phần lớn đến từ những thay đổi trong cấu trúc thị trường. COVID-19 chỉ đóng vai trò là một yếu tố nguy hiểm khác.

Sự thay đổi của cấu trúc thị trường buộc các nhà sản xuất và chế biến cá tra nội địa phải luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng trước những thay đổi của thị trường. Câu hỏi kế tiếp là thị trường nào có thể xuất hiện để giải cứu ngành cá tra nếu Trung Quốc thay đổi hoạt động nhập khẩu.

Các thị trường Mỹ và châu Âu có thể sẽ giành vị thế trở lại và Việt Nam có thể tìm kiếm thị trường mới tại Nga, Nhật Bản và Đông Nam Á. Nhưng nói dễ hơn làm nếu không có đột phá về sản xuất và các kênh phân phối.

Những gì cần tính đến thêm là khai thác thị trường nội địa, với sức mua lên tới hàng triệu tấn cá mỗi năm. Tuy nhiên, lựa chọn này lại đòi hỏi những thay đổi rất lớn trong phương pháp sản xuất, từ nuôi cá cho tới chế biến. Biên lợi nhuận của ngành cá tra rất thấp, theo nhiều nghiên cứu. Đó là lý do vì sao cần phải có những thay đổi cốt lõi trong công nghệ nuôi và chế biến cá tra cũng như cấu trúc thị trường.

Thị trường nội địa rộng lớn cũng tạo ra nhiều cơ hội cho những người nuôi cá tra và những người tham gia vào chuỗi giá trị ngnàh này. Để biến tiềm năng thị trường thành giá trị thực sự, các địa phương cần tham gia vào mọi bước, từ sản xuất, tiêu dùng cho tới đầu tư đổi mới sáng tạo.

Sự hỗ trợ từ phía chính phủ thông qua các chương trình khuyến nông và xúc tiến là thực sự cần thiết, Cho tới khi lợi nhuận đủ lớn, các doanh nghiệp sẽ đổ tiền vào các dự án đầu tư mới.

Ngành cá tra việt Nam sẽ đối mặt với các thách thức thành công đến đâu phụ thuộc vào năng lực mà họ đã xây dựng trước đó. CÁc doanh nghiệp năng động và mạnh mẽ đang tiến hành các dự án đầu tư mới, sẽ thu được lợi nhuận khi thị trường phục hồi.

Theo Saigon Times

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản