0

Tính tới ngày 20/11, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố dữ liệu cho thấy trong tháng 11 đã từ chối tổng cộng 88 lô hàng thủy sản, trong đó 1 lô hàng tôm (1,1%) bị từ chối thông quan do liên quan đến kháng sinh cấm. Ngoài ra, FDa cũng báo cáo thêm 20 lô hàng thủy sản bị từ chối nhập khẩu trong tháng 10, nâng tổng số lô hàng bị từ chối thông quan từ 23 lên 43. Trong số các lô hàng bị từ chối thông quan bổ sung, có 1 lô hàng tôm do liên quan đến kháng sinh cấm.

Ngoài lô hàng tôm chứa kháng sinh cấm như báo cáo, FDA cho hay trong tháng 11/2020, hơn một nửa số lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan nhập khẩu (45/88 lô) là các lô hàng tôm do nhà chế biến tôm Ấn Độ Kader Exports Private Limited sản xuất. 43/45 lô hàng tôm bị từ chối thông quan này chứa salmonella hoặc không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc thiếu chứng nhận HACCP từ phía nhà chế biến), 2 lô hàng còn lại bị từ chối do thiếu vệ sinh. FDA nhấn mạnh cơ quan này đã thi hành trên diện rộng các hoạt động giám sát và văn phòng giám sát nhập khẩu bờ Tây ghi nhận từ chối thông quan 15 lô hàng tôm từ Kader Exports  trong ngày 18/11 và hai ngày sau đó, văn phòng giám sát nhập khẩu Đông Nam cũng từ chối thông quan các lô hàng tôm của Kader Exports nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Tổng cộng, văn phòng bờ Tây báo cáo từ chối 16 lô hàng tôm từ Kader Exports trong các ngày 18 – 20/11, trong khi văn phòng giám sát nhập khẩu Đông Nam báo cáo từ chối thông quan 18 lô hàng tôm từ Kader Exports trong các ngày 19-20/11 và văn phòng giám sát nhập khẩu Đông Bắc từ chối thêm 11 lô hàng tôm khác từ Kader Exports trong 2 ngày 19 – 20/11.

Báo cáo từ FDA cho thấy nỗ lực hợp tác trên diện rộng của nhiều văn phòng vùng của cơ quan này nhằm ngăn chặn nhập khẩu tôm nhiễm khuẩn và được các hiệp hội ngành trong nước của Mỹ tán thưởng.

Với số lô hàng tôm bị từ chối thông quan do kháng sinh cấm trong tháng 10 và tháng 11, FDA báo cáo tổng cộng 29 lô hàng tôm bị từ chối thông quan trong 11 tháng đầu năm 2020.

Hai lô hàng tôm bị từ chối thông quan trong tháng 10 và 11 do liên quan đến kháng sinh cấm đến từ Thái Lan và Trung Quốc:

  • Phatthana Frozen Food Co., Ltd. (Thái Lan), công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do các loại thuốc chưa phê duyệt”) tới ngày 29/9/2020 do enrofloxacin trong tôm, Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với các loại giáp xác do Chloramphenicol”) tới ngày 5/10/2020 do Chloramphenicol”) trong tôm và các sản phẩm pasta nhồi có nguyên liệu tôm, cũng như Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tới ngày 9/10/2020 do chứa Nitrofurans trong tôm, có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông qua do chứa dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng giám sát nhập khẩu bờ Tây ngày 29/10/2020;
  • Fuqing Yihua Aquatic Food Co., Ltd. (Trung Quốc), công ty tính tới ngày 3/9/2020 có trong danh sách xanh của Cảnh báo Nhập khẩu 16-131 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với thủy sản nuôi, tôm, và lươn từ Trung Quốc do chứa thuốc thú y mới và/hoặc phụ gia thực phẩm không an toàn”) có 1 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối thông quan do dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng giám sát nhập khẩu bờ Tây ngày 10/11/2020.

Theo Shrimp Alliance

Admin

Trong tháng 2/2022, FDA bắt đầu từ chối thông quan tôm nhập khẩu chứa Gentian Violet và Chloramphenicol

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 28/8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản