0

Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố dữ liệu chi tiết về 49 lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan trong tháng 2, trong đó 16 lô (32,7%) là các lô hàng tôm liên quan tới kháng sinh cấm.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, FDA đã từ chối tổng cộng 20 lô hàng tôm do các nguyên nhân liên quan đến kháng sinh cấm, giảm từ 27 lô hàng trong cùng kỳ năm 2021.

16 lô hàng tôm bị từ chối thông quan trong tháng 2/2022 là các lô hàng tôm đến từ Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam:

  • Aquatica Frozen Foods Global Pvt. (Ấn Độ), công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các lô hàng giáp xác do Chloramphenicol”) tính tới ngày 3/3/2022, có 4 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do chứa chloramphenicol, báo cáo từ văn phòng Đông Bắc vào ngày 24/2/2022;
  • Good Luck Product Co., Ltd. (Thái Lan), công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản nuôi do thuốc chưa phê duyệt”) tính tới ngày 25/1/2022 đối với Gentian Violet trong các lô hàng tôm, có 5 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng bờ Tây vào ngày 9/2/2022 và thêm 6 lô hàng tôm khác bị từ chối thong quan do dư lượng thuốc thu ý vào ngày 18/2/2022;
  • Cadovimex Seafood Import-Export Processing (Việt Nam), một công ty hiện có tên trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản nuôi do thuốc chưa được phê duyệt”) tính tới ngày 9/6/2017 do enrofloxacin, ciprofloxacin, và sulfadiazine trong các lô hàng cá rô phi và Cảnh báo Nhập khẩu 16-129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) tính tới ngày 14/7/2021 do các lô hàng tôm nước ngọt, có 1 lô hàng tôm bị từ chối thông quan do tôm chứa nitrofurans và dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ Văn phòng Nhập khẩu ngày 1/2/2022.

Việc FDA đưa Aquatica Frozen Food vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-127 vào ngày 3/3/2022 đánh dấu lần đầu tiên công ty bị đưa vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu liên quan đến chloramphenicol trong lô hàng tôm kể từ tháng 8/2018. Hơn nữa, FDA cũng đưa Good Luck Product Co., Ltd. vào danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 cũng là lần đầu tiên công ty bị đưa vào danh sách cảnh báo nhập khẩu liên quan đến thuốc chưa được phê duyệt do phát hiện Gentian Violet trong lô hàng tôm của công ty từ tháng 9/2009.

Hơn nữa, với tổng cộng 11 lô hàng tôm từ Thái Lan bị từ chối thông quan trong tháng 2/2022, FDA thông báo đây là mức gần bằng so với số lô hàng tôm Thái Lan bị từ chối thông quan liên quan đến dư lượng thuốc thú y trong cả 17 năm báo cáo trước. Cụ thể, giai đoạn 2004 – 2020, FDA báo cáo từ chối thông quan chỉ 12 lô hàng tôm Thái Lan liên quan đến dư lượng thuốc thú y.

Theo Shrimp Alliance

Admin

Ngành công nghiệp tôm Bangladesh đang lao dốc, một số công ty nỗ lực cưỡng cơn sóng dữ

Bài trước

Tôm hùm Việt Nam giành lại vị thế tại Trung Quốc; xuất khẩu thủy sản bùng nổ vào cuối năm bất chấp nhiều trở ngại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản