Thịt

Báo cáo của EC tiết lộ các nguyên nhân khiến tôm Ấn Độ tràn vào thị trường Mỹ

Ngày 8/11, Tổng cục về Sức khỏe và An toàn thực phẩm của Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo kiểm định và đánh giá các biện pháp kiểm soát dư lượng kháng sinh và tạp chất trong động vật sống và các sản phẩm động vật, bao gồm các biện pháp kiểm soát các sản phẩm thuốc thú y, của Ấn Độ. Báo cáo này cho thấy các biện pháp kiểm soát mở rộng mà chính phủ Ấn Độ triển khai để phòng ngừa xuất khẩu tôm chứa dư lượng kháng sinh sang EU. Báo cáo àny cũng tiết lộ vì sao một lượng lớn tôm Ấn Độ đã chuyển hướng sang thị trừng Mỹ - nơi không yêu cầu có các biện pháp kiểm soát tương đương.

Như giải thích trong báo cáo, tất cả tôm xuất khẩu của Ấn Độ sang EU phải được vận chuyển từ một nơi được Hội đồng Giám sát Xuất khẩu (EIC) thuộc Bộ Công thương Ấn Độ phê chuẩn, với mỗi nơi có số đăng ký duy nhất. Để nhận được phê chuẩn xuất khẩu của EIC, các cơ sở này phải duy trì tiêu chuẩn HACCP và dược Cơ quan Giám sát Xuất khẩu thanh tra mỗi 3 tháng 1 lần, phụ thuộc vào mức độ rủi ro tại các cơ sở này. Hơn nữa, mỗi 6 tháng 1 lần, EIC sẽ tập hợp các mẫu từ các cơ sở được phê chuẩn này và kiểm tra sự hiện diện của các kháng sinh, bao gồm chloramphenicol, nitrofuran metabolites và tetracyclines.

Các nhà xuất khẩu tôm được EIC phê chuản chỉ có thể thu mua nguồn tôm từ các trại nuôi tôm có đăng ký với Cơ quan Phát triển Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản (MPEDA). Mặc dù có 60.000 trại nuôi trồng thủy sản đăng ký với MPEDA trên cả nước, trong đó bao gồm số lượng trại nuôi tôm có đăng ký hoạt động tại Ấn Độ. Các trại nuôi đã đăng ký với MPEDA được xác định tọa độ bằng GPS và các sổ ghi chép mỗi vụ thu hoạch phải được giữ, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc cho xuất khẩu tôm sang EU về tận ao nuôi gốc. Đối với các trại nuôi trồng thủy sản có đăng ký với MPEDA, các mẻ tôm được lấy mẫu và kiểm tra sự hiện diện của chloramphenicol và 4 chất chuyển hóa nitrofuran trước khi được thu hoạch. Chi phí kiểm tra do nông dân nuôi tôm chi trả và khả năng bán các mẻ tôm gắn liền với các kết quả kiểm tra trước thu hoạch, và các nhà máy chế biến tôm do EIC phê chuẩn cử nhân viên tới các trại nuôi có đăng ký với MPEDA để chứng kiến hoạt động thu hoạch và niêm phong các xe tải vận chuyển trước khi các lô hàng được vận chuyển tới nhà máy. Ngoài ra, các nhà máy do EIC phe chuẩn sẽ keiẻm tra chéo lượng tôm nhận được từ trại nuôi có đăng ký với MPEDA với sản xuất ước tính tại ao nuôi.

Phê duyệt của EIC cũng yêu cầu rõ rằng một nhà máy chế biến phải giới hạn số tại nuôi/mẻ tôm trong một lô hàng xuất khẩu ở mức 4. Hạn chế nguồn nguyên liệu thu mua này cho phép mẫu thử chính xác hơn, thuận lợi hơn cho các hoạt động kiểm tra về sau, và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc. Hơn nữa, trước khi xuất khẩu, nhân viên từ các phòng thí nghiệm EIC cũng tới thăm các cơ sở do EIC phê chuẩn và lấy mẫu để kiểm tra chloramphenicol, tetracycline, oxytetracycline, chlortetracycline, và các chất chuyển hóa nitrofurans. Tất cả các lô hàng xuất khẩu tôm từ Ấn Độ sang EU phải đính kèm các kết quả kiểm tra này. Báo cáo kiểm định cho thấy trong năm 2017, 1 phòng thí nghiệm EIC tại Chennai phát hiện thấy nitrofurans trong 24 mẫu được kiểm tra và chloramphenicol trong 4 mẫu thử được kiểm tra theo cơ chế kiểm tra tiền xuất khẩu trên. Trong 4 tháng đầu năm 2018, cùng phòng thí nghiệm này đã phát hiện ra nitrofurans trong 32 mẫu được kiểm tra.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả các biện pháp kiểm soát tại nguồn này, EU yêu cầu kiểm tra bắt buộc đối với 50% tổng số lô hàng tôm xuất khẩu từ Ấn Độ tại biên giới. Các kiểm tra này tiếp tục phát hiện ra kháng sinh cấm có trong tôm Ấn Độ. Báo cáo kiểm định của EU ước tính trong năm 2017, EU đã tiến hành gần 1.600 kiểm tra tại biên giới và phát hiện ra nitrofurans trong 14 trường hợp kiểm tra trong số này. Trong 10 tháng đầu năm 2018, Hệ thống cảnh báo nhanh về Thực phẩm và TACN của EU đã có 13 thông báo vì nitrofurans phát hiện trong tôm Ấn Độ. Mặc dù các hệ thống hiện tại đang hỗ trợ khả năng truy xuất nguồn gốc, các cuộc điều tra sau khi phát hiện ra của các nhà chức trách Ấn Độ không xác định được nguyên nhân của các kết quả kiểm tra vi phạm.

Báo cáo kiểm định kết luận rằng bất chấp tất các biện pháp tăng cường kiểm soát tại chỗ để xóa bỏ kháng sinh ra khỏi tôm xuất khẩu Ấn Độ sang EU, hệ thống vẫn bị làm suy yếu do tình trạng sử dụng phổ biến kháng sinh tại Ấn Độ. Báo cáo kiểm dịnh giải thích rằng chloramphenicol và nitrofurans dễ dàng mua và các nhà điều tra có thể khẳng định rằng nitrofurans vẫn được giao dịch sôi động trên thị trường, với furazolidone có trong xấp xỉ 40% sản phẩm thương mại, nitrofurazone trong 11 sản phẩm và furaltadone trong 7 sản phẩm thương mại. Thậm chí nghiêm trọng hơn là hàng loạt các kháng sinh cấ, trong sử dụng trong sản xuất thực phẩm từ động vật tại EU lại lưu thông tự do trên thị trường Ấn Độ và dễ dàng mua bán nhưng không được kiểm tra ở bất cứ bước nào trong chuỗi cung ứng. Báo cáo kiểm định nhấn mạnh rằng Ấn Độ không yêu cầu hóa đơn mua bán liên quan đến các loại kháng sinh này và không có các chế tài trừng phạt các nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho kết quả vi phạm trên. Tóm lược các phát hiện, báo cáo ghi nhận:

Nhìn chung Ấn Độ đã có những cải thiện trong hệ thống kiểm soát dư lượng kháng sinh, tính hiệu quả của các kế hoạch giám sát dư lượng kháng sinh mà EU phê chuẩn bị suy yếu bởi phạm vi kiểm tra, vốn nên phản ánh tốt hơn tình trạng sẵn có của các sản phẩm thuốc thú y trên thị trường và khả năng tiếp cận của nông dân đối với các chất này”.

Hiện không có các biện pháp kiểm soát tương tự hoặc các yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ như sang EU. Ở mức tối đa, nhà nhập khẩu Mỹ của tôm Ấn Độ chỉ cần bằng chứng rằng nhà cung cấp Ấn Độ vẫn đang có chứng nhận HACCP. Những khác biệt về cách tiếp cận tạo nên tác động lớn lên các thị trường tômt ại EU và Mỹ. Tại EU, nhà cung cấp tôm lớn nhất là Ecuador, chiếm 15,9% tổng giá trị nhập khẩu tôm của EU trong năm 2017, với giá trị xuất khẩu tôm trị giá gần 555 triệu Euro, tương đương 627 triệu USD.

Ngược lại, cho tới nay, Ấn Độ là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, chiếm tới 35,2% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ trong năm 2017, với giá trị xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ đạt gần 2,2 tỷ USD. Nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai sang Mỹ là Indonesia, chiếm 18,8% tổng giá trị. Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2018 tiếp tục tăng mạnh. “Báo cáo kiểm định của EU xác nhận lo ngại tồi tệ nhất của chúng tôi”, theo phát biểu của ông John Williams, giám đốc điều hành của Southern Shrimp Alliance. “Sự bất lực của hệ thống quy định an toàn thực phẩm của chúng ta để giải quyết các vấn đề sử dụng tràn lan kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản biến Mỹ trở thành thị trường ngập tôm bẩn. Ngành tôm Mỹ đã bị phá hủy 15 năm trước do luồng tôm Trung Quốc tràn vào thị trường, cũng tương tự như trường hợp Ấn Độ hiện nay. Chính phủ Liên bang không thể cho phép lịch sử lặp lại”.

Theo Shrimp Alliance
Admin

FDA từ chối thông quan các lô hàng tôm từ các nhà chế biến được chứng nhận BAP đã từ chối tôm vì Chloramphenicol

Bài trước

Trong tháng 2/2022, FDA bắt đầu từ chối thông quan tôm nhập khẩu chứa Gentian Violet và Chloramphenicol

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt