0

Thuế giảm xuống 0% theo Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ này 1/1/2020 và đại dịch COVID-19 đã mang đến một năm đầy khó khăn cho ngành đường Việt Nam.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết 1/3 số nhà máy đường đã đóng cửa và nhiều công ty đang đối mặt phá sản do không thể tiêu thụ sản phẩm, nên không có luồng tiền để trang trải chi phí sản xuất và trả tiền cho nông dân hoặc công nhân. Cạnh tranh không công bằng giữa đường nội địa và đường nhập khẩu từ Thái Lan theo các cam kết ATIGA được xem là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề của ngành đường. “Hiện chính phủ Thái Lan vẫn đang có các chính sách hỗ trợ ngành đường dưới nhiều hình thức khác nhau để thúc đẩy xuất khẩu. Do đó, giá đường nội địa không thể cạnh tranh với đường Thái Lan”, theo tổng thư ký VSSA Nguyễn Văn Lộc nhận định.

Giá đường thấp kéo theo giá mía đường giảm, tác động nghiêm trọng tới diện tích vùng nguyên liệu cũng như thu nhập của nông dân. Nhiều doanh nghiệp đã tăng giá thu mua mía đường lên 800.000 – 850.000 đồng/tấn (35 USD/tấn) để khích lệ nông dân tiếp tục sản xuất mía đường. Tuy nhiên, tăng giá nguyên liệu kéo theo tăng chi phí sản xuất. Ước tính chi phí sản xuất trung bình 1kg đường trắng tại Việt Nam trong niên vụ 2019-20 sẽ tăng thêm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với ước tính hồi đầu vụ.

Chủ tịch CTCP Tập đoàn Đường Lam Sơn Lê Văn Tâm cho biết do dư cung đường toàn cầu, giá đường thấp hơn chi phí sản xuất nên không thể tiêu thụ thành phẩm, tồn kho lớn và luồng tiền không thể luân chuyển, trong khi các ngân hàng đang hạn chế giới hạn cho vay. Cùng với tác động của ATIGA, đường buôn lậu cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành đường Việt Nam.

Ông Phạm Hồng Dương, phó chủ tịch CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam có 41 nhà máy đường với khoảng 300.000ha trồng mía đường trước ATIGA nhưng 11 nhà máy đã đóng cửa ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Trong 30 nhà máy còn hoạt động, chỉ 13 nhà máy hoạt động hiệu quả và 17 nhà máy đang kinh doanh thua lỗ, ông nhấn mạnh.

Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết Việt Nam nhập khẩu khoảng 200.000 – 400.000 tấn đường thô và đường tinh luyện hàng năm trong năm 2017 – 2019. Tuy nhiên, số liệu thống kê năm 2020 đã lên tới 820.000 tấn kể từ khi ATIGA có hiệu lực, tăng 7 lần so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu là đường Thái Lan.

Việt Nam là một trong những nước sản xuất và tiêu dùng đường lớn nhất trong ASEAN. Sản lượng đường trung bình hàng năm của Việt Nam là từ 1 – 1,3 triệu tấn. So với các nước khác trong châu Á và ASEAN, sản lượng đường trung bình hàng năm của Việt Nam đứng thứ 6, sau Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Indonesia và Philippines. Thái Lan và Úc là hai nước xuất khẩu đường lớn nhất khu vực và xuất khẩu đường của Thái Lan lên tới khoảng 5 triệu tấn hàng năm. Việt Nam, Indonesia và Philippines là các nước nhập khẩu đường lớn từ Thái Lan.

Theo VNS

Admin

Đường thô tăng khi sản lượng đường Ấn Độ giảm, kìm hãm kỳ vọng xuất khẩu

Bài trước

Sản lượng đường của Ấn Độ giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước do năng suất mía giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường