Thịt

Nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong thập kỷ tới

0

Triển vọng ngành chăn nuôi Việt Nam trong 10 năm tới rất tích cực khi dân số tăng lên gần 107 triệu người và thu nhập trung bình đạt 10.000 USD/năm, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường.

Để tận dụng hết tiềm năng, ngành chăn nuôi nên nhanh chóng cải thiện năng lực để thích ứng với các tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, ông Cường phát biểu trong một hội thảo bàn về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến năm 2040, do Bộ NNPTNT tổ chức và phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì tại Hà Nội,

Nông nghiệp và chăn nuôi vẫn là một trọng tâm chính của Đảng, chính phủ và địa phương, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh. “Soạn thảo và sớm ban hành một chiến lược cho phát triển ngành chăn nuôi là một nhiệm vụ cấp bách”, ông phát biểu. “Tuy nhiên, chỉ có một chiến lược chung cho cả nước và mỗi địa phương sẽ phải tự thiết lập các mục tiêu. Các địa phương như Hà Nội, Đồng Nai và Nghệ An đều chú trọng cả về chất lượng và số lượng, xây dựng các trang trại nuôi sạch bệnh và thúc đẩy các mối liên kết trong ngành chăn nuôi”, bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu.

Chăn nuôi sẽ là một trụ cột chính của ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngành chăn nuôi sẽ phải xác định lại định hướng phát triển với trọng tâm gắn với kinh tế, xã hội và tính bền vững; đồng thời tái cấu trúc các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Ngành phải thúc đẩy áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi và tăng cường xuất khẩu.

Để đạt được các mục tiêu này, công nghệ 4.0 cần được ứng dụng, kết hợp với các truyền thống, văn hóa, đa dạng sinh học và hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Chiến lược phát triển chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 4 – 5% từ năm 2021 – 2025 và 3 – 4% từ năm 2026 – 2030. Sản lượng thịt đạt 5 – 5,5 triệu tấn vào năm 2025 và 6 – 6,5 triệu tấn vào năm 2030, trong đó nguồn cung dành cho thịt lợn xuất khẩu chiếm khoảng 15 – 20% và thịt gia cầm cho xuất khâu chiếm 20 – 25%.

Theo Bộ NNPTNT, ngành chăn nuôi đã đạt được những thành tưu lớn trong 10 năm qua, theo sát chiến lược vạch ra trong Quyết định 10/2008/QĐ-TTg ban hành năm 2008. Từ năm 2008 – 2018, sản lượng thịt tăng 1,5 lần, sản lượng trứng tăng 2,3 lần, sản lượng sữa tăng 3,6 làn, và TACN tăng 2,4 lần. Một số sản phẩm chăn nuôi đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường khu vực và trên thế giới.

Ngành chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới, đứng thứ 6 về sản lượng thịt lợn toàn cầu và thứ 2 về thủy cầm, đồng thời đứng đầu Đông Nam Á về sản xuất sữa và TACN công nghiệp. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều điểm yếu. Ông Cường cho hay chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, quản lý kém vẫn còn phổ biến, gây ra năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng. Quản lý dịch bệnh và môi trường cũng đối mặt nhiều vấn đều, bao gồm ô nhiễm. Thịt lợn chiếm hơn 70% giỏ hàng hóa thực phẩm và sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi đang gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI). “Nhu cầu đối với các thực phẩm đang tăng nên chúng ta cần tính toán lại”.

Về sản xuất, chế biến và tiêu dùng, chúng ta chỉ mới thành công ở bước ba, ông Cường thừa nhận. Hiện các nhà máy chế biến thịt quy mô lớn còn rất ít. Tại hội nghị, các chuyên gia đnáh giá nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi nội địa cho tiêu dùng trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng. Các chuyên gia đề xuất chính phủ nên nhanh chóng đề ra chiến lược để các địa phương có thể bắt đầu triển khai.

Phát biểu tại hội nghị, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận những thành tựu trong ngành chăn nuôi nhưng yêu cầu ngành nhanh chóng khắc phục các điểm yếu để phát triển hơn nữa. Ông cũng đánh giá cao chiến lưcọ và yêu cầu Bộ NNPTNT nhanh chóng hoàn thiện để đệ trình chính phủ phê duyệt.

Theo VNS

Admin

Việt Nam hướng tới thúc đẩy ngành thịt chế biến

Bài trước

Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc tăng trở lại nhưng nguồn cung thịt lợn sẽ cần thời gian để phục hồi

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt