0

Đây là phần 1 của chuỗi 2 bài phỏng vấn của FoodNavigator-Asia​ với chủ tịch CP Foods Boonchai về các nước đi mở rộng táo bạo trên thị trường Mỹ sau khi công ty này mua lại HyLife, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất tại Canada, và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng của doanh nghiệp này tại khu vực Bắc Mỹ.

CP Foods đã mua lại HyLife trong năm 2019 với giá 498 triệu đôla Canada (374 triệu USD), đưa công ty trở thành cổ đông đa số với tỷ lệ cổ phần 50,1% cùng với đối tác Nhật Bản Itochu Corp chiếm 49,9% - nghĩa là các cánh cửa vào cả hai thị trường Mỹ và Nhật Bản đồng thời mở ra cho công ty. “Khoản đầu tư này ngay lập tức giúp chúng tôi tiếp cận nguồn thịt lợn xuất khẩu khắp Bắc Mỹ do HyLife vốn đã là một tên tuổi nổi tiếng, và đồng thời giúp chúng tôi tiếp cận được thị trường thịt lợn cao cấp tại Nhật Bản thông qua Itochu – công ty có vị thế cao trên thị trường”, ông Boonchai cho hay. “Chúng tôi đang nhắm tới thị trường Nhật Bản cùng với Itochu bởi chúng tôi tin rằng giải pháp đóng gói thông minh mang đến cho CP lợi thế lớn khi có thể giữ thịt tươi trong 49 ngày mà không cần đông lạnh, nghĩa là thịt lợn có thể tới thị trường Nhật Bản từ Canada ở trạng thái tươi. Phần lớn người tiêu dùng Nhật Bản vẫn ưa chuộng thịt tươi hơn thịt đông lạnh và giải pháp đóng gói giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thịt lợn từ 7 – 8 ngày lên 1,5 – 2 thanggs thông qua sử dụng phương pháp hút chân không và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. HyLife sản xuất khoảng 2,3 triệu tấn thịt lợn hàng năm và tiêu thụ thịt tới hơn 20 nước trên toàn thế giới, mang về doanh thu khoảng 600,7 triệu USD năm 2019 và chúng tôi kỳ vọng con số này tăng lên trong năm 2020 do dịch tả lợn”.

Tình hình dịch tả lợn hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến CP Foods tin rằng công ty có thể tăng tiếp cận vào một trong những thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới – Trung Quốc. “Việc mua lại HyLife cũng cho phép chúng tôi xuất khẩu thịt lợn từ Canada sang Trung Quốc và do dịch tả lợn, nhu cầu thịt lợn sẽ tăng”, ông Boonchai nhận định. “Trung Quốc đã phải tiêu hủy khoảng 130 triệu con lợn do dịch tả lợn – chiếm 20 – 25% tổng quy mô chăn nuôi của nước này – và họ sẽ cần thêm nguồn cung thịt lợn bổ sung để đảm bảo an ninh lương thực. Chiến lược của chúng tôi có hai chiều: Nhìn vào Trung Quốc để cung ứng lượng thịt lợn lớn và nhìn vào Nhật Bản để phát triển phân khúc cao cấp dựa trên giá trị. Một thị trường thịt lợn cao cấp mục tiêu khác của chúng tôi là Hàn Quốc”.

Sản xuất kinh doanh thịt lợn khép kín

CP Foods cũng có các kế hoạch đầy tham vọng để phát triển cái ông Boonchai mô tả là “sản xuất kinh doanh thịt lợn khép kín”, trong đó tập hợp tất cả các khoản đầu tư vào thịt lợn tại Bắc Mỹ để tạo ra một chuỗi giá trị thịt lợn từ lợn hơi cho tới chế biến thịt lợn. “CP cũng đã thâu tóm công ty chăn nuôi lợn Canada ProVista thông qua HyLife trong tháng 5/2020, hiện có hơn 37.000 con lợn nái và sẽ đảm bảo cho chúng tôi nguồn cung lợn sống ổn định trong chuỗi cung ứng”, ông Boonchai cho hay. “Thương vụ này, cùng với một vụ đầu tư khcá thông qua HyLife vào doanh nghiệp chế biến thịt lợn Mỹ Prime Pork và hợp nhất với các hoạt động của HyLife sẽ cho phép chúng tôi chế biến khoảng 3,2 triệu con lợn hàng năm – một bước tiến lớn từ công suất chế biến 2 triệu con trước đây”.

Ông cho biết thêm rằng công nghệ đóng vai trò không thể thiếu trong đảm bảo chất lượng thịt lợn CP, bắt đầu từ chăn nuôi lợn. “Chúng tôi giữ toàn bộ đàn lợn sạch bệnh dịch tả lợn bằng cách sử dụng Hệ thống Làm mát Bay hơi (Evaporative Cooling System (EVAP), nhằm đảm bảo đàn lợn được nuôi trong môi trường có độ ẩm, ánh sáng, lưu thông không khí phù hợp”, ông Boonchai cho hay. “Hệ thống này cùng với các hoạt động kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt đối với cả vật nuôi và công nhân để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ bên ngoài và tạo không gian cho lợn di chuyển tự do”.

Tôm vẫn nằm trong tầm ngắm

Khi Food Navigator Asia phỏng vấn ông Boonchai, CP Foods cũng vừa bắt tay vào một dự án nuôi tôm tại Thái Lan nhưng bị trì hoãn do COVID-19, ngầm khẳng định thủy sản vẫn nằm trong tầm ngắm của công ty. “Dự án tôm tại Thái Lan của chúng tôi tập trung vào R&D và dự án đầu tiên đã tạo ra 3,5 triệu tôm con trong tháng 4/2020, phần lớn được bán tại Mỹ và được xuất khẩu sang EU”, ông tiết lộ. “Kế hoạch đặt ra là có một trại nuôi thương phẩm vào cuối năm 2020 nhưng COVID-19 xảy ra và nhu cầu giảm, nên nhóm hiện đang tập trung vào R&D ở quy mô thương mại hiện nay. Chúng tôi cũng muốn mang các chuyên gia từ Thái Lan và Việt Nam tới để giúp doanh nghiệp mới tại Mỹ về mặt công nghệ nhưng các lệnh hạn chế di chuyển khiến việc này trở nên khó khăn. Nhưng chắc chắn thủy sản vẫn nằm trong danh sách ưu tiên của công ty bởi tiêu dùng tôm tại Mỹ vẫn là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với mức tiêu dùng tôm trên đầu người ở mức xấp xỉ 2 kg/người/năm – nên chúng tôi vẫn tiến tới thị trường này”.

Ông cũng cho hay trọng tâm chiến lược của CP Foods vào khu vực này như một “chiến lược bắt buộc” cho tăng trưởng của công ty. “Mỹ có 3 động lực sức mạnh chính tạo nên sức hấp dẫn của thị trường này: Nền kinh tế số 1 về GDP nên chi tiêu và nhu cầu của người tiêu dùng ở mức cao; công nghệ tiên tiến nhấ về AI, giải mã gene; và giáo dục chất lượng cao như từ các trường Ivy League mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Boonchai khẳng định. “Nên trọng tâm chiến lược của chúng tôi tại Mỹ, cũng như toàn khu vực Bắc Mỹ, chắc chắn sẽ tiếp tục”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản

Bài trước

CP Food áp dụng “Biện pháp Bong bóng và Con dấu” để đảm bảo sản xuất thông suốt đại dịch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt