0

Các nhà sản xuất cao su đồng loạt báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 do giá cao su liên tục giảm và các công ty đều chuyển hướng sang phát triển khu công nghiệp. Từ đầu năm đến giữa tháng 4, giá cao su tự nhiên giảm mạnh và neo ở mức giá thấp cho tới nay.

Trong quý 2/2020, giá cao su tự nhiên thế giới trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo dao đọng mạnh trong khoảng 130 – 145 Yên/kg (1,31 – 1,35 USD/kg). Trong cùng kỳ năm 2019, mức giá dao độngt ừ 175 – 240 Yên/kg. Giá cao su tự nhien chủ yếu bị tác động bởi giá cao su tổng hợp, sản xuất từ chế phẩm hóa dầu, nên giá cao su thường đi theo diễn biến giá dầu. Khi giá dầu giảm, giá cao su nhân tạo có chi phí sản xuất giảm và ngược lại. Giá dầu có dấu hiệu phục hồi từ mức thấp vào giữa tháng 4/2020 nhưng do nhu cầu yếu, giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ và giá dầu thô Brent chỉ dao động trong khoảng 40 – 43 USD/thùng. Nếu nền kinh tế toàn cầu tiếp tục vận hành ở mức độ hiện tại do tác động của COVID-19, sẽ khó để nhu cầu dầu phục hồi lại mốc trước dịch.

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) thông báo doanh thu nửa đầu năm 2020 đạt 256,8 tỷ đồng (11 triệu USD), lợi nhuận sau thuế đạt 395 tỷ đồng, giảm 26,56% về doanh thu và 250,63% về lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2019.

CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) báo cáo doanh thu quý 2 đạt 61,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 16,7 tỷ đồng, tăng 1,3% về doanh thu và giảm 43,36% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2019. Trong nửa đầu năm 2020, doanh thu của công ty đạt113,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng, giảm 13,53% về doanh thu và tăng 10,81% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý 1, TRC ghi nhận doanh thu tăng vọt từ bán cây cao su, trong khi trong quý 2 không ghi nhận được luồng doanh thu từ hoạt động này.

Đối mặt với tình trạng giá cao su giảm, các công ty đang chuyển dịch từ trồng cao su sang phát triển các khu công nghiệp để đón bắt cơ hội từ các chuỗi giá trị toàn cầu. CTCP Cao su Phước Hòa đã được Thủ tướng phê duyệt chuyển đổi 345ha đất cao su tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, để phát triển dự án mở rộng KCN Nam Tân Uyên. Trong đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Phước Hòa cũng đã thông báo kế hoạch chuyển giao 691ha cho công ty TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) để phát triển VSIP No 3.

Tập đoàn Cao su Đồng Nai gần đây đã đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng 18.000ha/37.000ha đất trồng cao su mà công ty hiện quản lý. Theo đề xuất của công ty, 5.000ha đất sẽ được dùng để phát triển các khu – cụm công nghiệp tại các huyện Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ, và Long Thành. Phần còn lại sẽ được sử dụng để phát triển các khu đô thị và nông nghiệp công nghệ cao.

Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), hiện quản lý khoảng 400.000ha đất trồng cao su, đã đầu tư vào 12 công ty vận hành 16 khu công nghiệp với tổng diện tích đất hơn 6.500ha. Theo công ty chứng khoán BIDV, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ bùng lên từ năm 2021 nhờ các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs), đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) – thỏa thuận thương mại với các cam kết về cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh để Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn, thu hút hơn đối với các nhà đầu tư. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc chuyển đổi các chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó Việt Nam nổi lên là một trung tâm thu hút vốn đầu tư vào.

Theo VNA

Admin

Làn sóng chuyển đổi vườn cao su thành khu công nghiệp

Bài trước

Lũ lụt có thể cắt giảm sản lượng cao su của Thái Lan 7%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su