Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) báo cáo cho hay nhập khẩu cá hồi hấp và cá hồi đóng hộp tại nhiều thị trường trên toàn cầu tăng trưởng mạnh trong 5 năm qua; trong đó, hoạt động thương mại cá ngừ đạt mức cao nhất trong năm 2019. Và mặc dù Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, cá nước EU đang tăng trưởng nhập khẩu ở mức cao.
Năm 2019, thương mại nhập khẩu cá ngừ chế biến (bao gồm cá ngừ hấp, đóng hộp,…) trên toàn cầu đạt trọng lượng tịnh 1,6 triệu tấn và tăng 2% so với năm 2018. Tuy nhiên, so với giao dịch năm 2015, con số này tăng 6,4%. Liên quan đến giá nhập khẩu, sau 3 năm tăng trưởng liên tiếp từ năm 2016 – 2018, giá cá ngừ chế biến và đóng hộp trên thị trường thế giới năm 2019 giảm 8% so với năm 2018. Tuy nhiên, giá trung bình năm 2019 vẫn cao hơn giá trung bình trong 5 năm qua.
Năm 2015, dân số thế giới có khoảng 7,341 tỷ người, với mức nhập khẩu trung bình trên đầu người đối với cá ngừ chế biến và đóng hộp ở mức 200gr. Năm 2019, dân số thế giới tăng lên 7,577 tỷ người và mức nhập khẩu trung bình trên đầu người đối với cá ngừ chế biến và đóng hộp ở mức 215gr.
Các nước nhập khẩu dẫn đầu
Mỹ duy trì nhu cầu ổn định cho nhập khẩu cá ngừ đóng hộp và chế biến (HS16) trong năm 2019, đạ gần 213.000 tấn. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất cho phân khúc thị trường cá ngừ này trên thế giới, chiếm tới 13% tổng kim ngạch nhập khẩu cá ngừ đóng hộp và chế biến toàn cầu. Tại Mỹ, toàn bộ các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu mã HS16 đều cho tiêu dùng nội địa, và các sản phẩm cá ngừ thô để sản xuất các sản phẩm cá ngừ đóng hộp. Do đó, dựa trên các số liệu nhập khẩu và dân số Mỹ năm 2019, mức tiêu dùng cá ngừ trên đầu người tại Mỹ năm 2019 là khoảng 600gr.
Tại châu Âu, thị trường các sản phẩm cá ngừ mã HS16 đang mở rộng. Đặc biệt, tại Tây Ban Nha, mức độ nhập khẩu cá ngừ mã HS trên đầu người năm 2019 lên tới 3,2 kg, cao gấp 5 lần so với Mỹ. So với những năm trước, lượng cá ngừ được người dân Tây Ban Nha mua tăng mạnh Phần lớn các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu được hấp thịt/chế biến tại các nhà máy trong nước và sau đó xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang các nước thành viên EU khác. Năm 2019, Tây Ban Nha đã thực hiện các thương vụ liên quan đến cá ngừ với giá rẻ hơn tới 817 USD/tấn, chủ yếu là do giá cá ngừ sọc vằn hấp.
Hà Lan là một nước EU khác đang tăng nhập khẩu cá ngừ mã HS. Mặc dù tổng lượng nhập khẩu của nước này chỉ bằng chưa đến 25% của Tây Nan Nha nhưng kim ngạch nhập khẩu năm 2019 cao hơn năm 2018 tới 15.231 tấn. Các cảng Hà Lan là cửa ngõ để tới các thị trường khác tại châu Âu. Do đó, phần lớn cá ngừ nhập khẩu vào nước này được tái phân phối sang các thị trường EU khác.
Mặc dù nhập khẩu cá ngừ của Ý, Anh và Đức năm 2019 giảm so với năm 2018, các nước này vẫn là các nước nhập khẩu cá ngừ thuộc hàng top thế ggiới và thu hút nhiều nhà chế biến cá ngừ phân phối trên các thị trường này.
Tại Trung Đông, nhập khẩu cá ngừ của Saudi Arabia ghi nhận tăng trưởng mạnh, với mức nhập khẩu năm 2019 tăng gấp đôi năm 2017.
Theo FIS
Bình luận