0

Trung Quốc trở thành một thị trường xuất khẩu trái cây lớn từ các nước ASEAN, với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Hồ Nam tại miền nam nước này đang nổi lên trở thành các thị trường chính nhờ sự gần gũi về mặt địa lý và thương mại với các nước Đông Nam Á.

Năm 2019, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc lên tới 6,83 triệu tấn, trị giá 9,5 tỷ USD, tăng 24% về lượng và 25% về giá trị so với năm 2018, theo Văn phòng Thương mại Trung Quốc cho hay. Thái Lan hiện là nước xuất khẩu trái cây lớn nhất sang Trung Quốc, theo sau là Chile, Philippines, Việt Nam và New Zealand. Về loại trái cây, sầu riêng Thái Lan hiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các loại trái cây, theo sau là nhãn, măng cụt và dừa non.

Thương mại trái cây càng bùng nổ nhờ tuyến vận chuyển mới do Liaoning Port Group mở ra, mang tên “Tuyến giao nhận trái cây siêu tốc” - "Fruit Express Line". Được vận hành bởi Cosco Shipping, một dịch vụ vận chuyển đa quốc gia của trung Quốc có hoạt động kinh doanh cốt lõi là vận tải biển và vận hành cầu cảng, tuyến vận chuyển mới chiến lược này nối cảng Đại Liên tại đông bắc Trung Quốc với Việt Nam.

Nhờ tuyến vận chuyển mới này, nhiều loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam có thể vận chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh tới Đại Liên chỉ trong vòng 7 ngày, ngắn hơn từ 3 – 5 ngày so với các tuyến vận chuyển từ Đông Nam Á tới cảng này, giúp giảm mạnh thời gian và chi phi cho các thương nhân trái cây.

Zhonghai Santiago  đã vận hành đợt vận chuyển hàng đầu tiên trên tuyến Fruit Express Line, với 565 tấn thanh long từ Việt Nam. Lượng thanh long này sau đó đã được phân phối tới các siêu thị lớn tại Đại Liên và các tỉnh lân cận trong vòng 24h sau khi dỡ hàng. Điều này cho thấy tuyến vận chuyển mới không chỉ giúp giảm chi phí coh các nhà sản xuất mà còn giúp tăng khả năng tiếp cận các loại trái cây tươi hơn, chất lượng cao hơn cho người tiêu dùng.

Không có gì bất ngờ khi Fruit Express Line sẽ giúp thắt chặt thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đồng thời phát triển các mảng kinh doanh khác dọc tuyến vận chuyển từ Đông Nam Á này. Việc mở rộng các chuỗi cung ứng khu vực có thể giúp giảm rủi ro gián đoạn thương mại toàn cầu vốn đang mong manh do tác động của virus corona.

Hơn nữa, việc mơ ra các phương thức vận tải mới có thể có tác động mạnh lên thị trường. Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bắt đầu tăng vọt khi kết nối đường bộ giữa Thái Lan và Trung Quốc cải thiện, các cây cầu mới được xây dựng dọc sông Mekong và các đội xe tải đông lạnh luôn sẵn có để vận chuyển trái cây. Có thể xuất khẩu trái cây từ Việt Nam cũng sẽ tăng nhờ việc mở ra tuyến vận chuyển mới này.

Theo Bangkok Post

Admin

Xuất khẩu rau quả năm nay có khả năng đạt 7 tỷ USD

Bài trước

Lợi nhuận cao thúc đẩy các hoạt động bất hợp pháp trong thương mại sầu riêng của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả