0

Trong quý 1/2020, xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đạt 166 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019.

Các dấu hiệu tích cực cho ngành chế biến

Trái cây sấy khô, đặc biệt là xoài và nước chanh dây, đang tạo ra doanh thu xuất khẩu lớn, theo báo cáo của Bộ Công thương. Tăng trưởng tích cực đến từ tăng trưởng đầu tư vào ngành chế biến trong những năm gần đây, với 30 dự án đầu tư lớn và chế biến nông sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD, đã được triển khai trong giai đoạn 2018 – 2019, theo ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit). Không giống các ngành khác, rau quả chế biến không bị tác động mạnh bởi COVID-19 do tính tiện lợi và thời hạn sử dụng dài, ông Nguyên khuyến nghị thúc đẩy xuất khẩu rau quả chế biến để tăng doanh thu xuất khẩu.

Bộ NNPTNT cho biết giá trị xuất khẩu nông sản chế biến tăng trưởng 7 – 8%/năm và hơn một nửa nhà máy chế biến cho xuất khẩu nông sản chủ lực được trang bị các công nghệ hiện đại nhất. Các cụm sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu dùng nông sản nằm dọc các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn kiểu mới và tạo công ăn việc làm cho nông dân.

Đáng chú ý là Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) tạo thuận lợi cho mở rộng xuất khẩu nông sản, đặc biệt là nông sản chế biến. Tuy nhiên, các công nghệ chế biến hiện nay cho chỉ một số ít sản phẩm như hạt điều, cà phê, gạo, tôm và cá tra, là đáp ứng các tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế, MARD cho hay.

Tiến tới các thị trường khó tính

Nhiều công ty Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu thô trong khi các mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến tới tiêu dùng còn đang lỏng lẻo.

Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch công ty sản xuất trái cây sấy Vinamit, cho biết hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào các nhà máy chế biến hiện đại và tập trung vào phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, phát triển các vùng nguyên liệu vẫn là một vấn đề đau đầu, ông giải thích rằng phần lớn các công ty nông nghiệp không sở hữu các vùng đất màu mỡ tại các địa điểm có lợi thế. Tuy nhiên, ông Nguyên cũng cho rằng ngành chế biến rau quả đang tiến lên, và sẽ ở vị thế càng tốt hơn một khi EVFTA có hiệu lực.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị các vùng sản xuất nguyên liệu chuẩn hóa để thích ưng với các rào cản kỹ thuật trên tị trường EU, ông Nguyên khuyến nghị, chỉ ra rằng cạnh tranh với các nước láng giềng cũng đã đầu tư vào công nghệ và tăng nhập khẩu nông sản Việt Nam để phục vụ cho chế biến xuất khẩu sang EU. Do đó, nhà nước và các doanh nghiệp cần khuyến khích nông dân tham gia các HTX để tạo ra các cánh đồng mẫu lớn và thúc đẩy cơ giới hóa. “Chúng ta có thể thu hút vốn đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Israel, để thúc đẩy các công nghệ chế biến sâu”, ông Nguyên phát biểu.

MARD đang hoàn thành dự thảo về phát triển ngành chế biến rau quả, với Việt Nam nhắm tới vị trí top 5 nước chế biến rau quả hàng đầu thế giới.

Ông Nguyên của Vinamit đề xuất nhanh chóng triển khai các giải pháp như các khoản vay ưu đãi cho nông nghiệp, nhân rộng các cánh đồng mẫu lớn, thành lập các mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện một hệ thống thông tin và dự báo thị trường để các tác nhân trong chuỗi giá trị có thể tiếp cận thông tin và các chính sách thương mại của các thị trường lớn.

Theo VNA

Admin

Hoạt động xây dựng tổ hợp chế biến trái cây lớn tại Sơn La bắt đầu khởi công

Bài trước

Các công ty xuất khẩu trái cây tìm kiếm thị trường mới để sống sót qua đại dịch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả