0

Việt Nam đặt mục tiêu nâng sản lượng tôm hùm gai nuôi lên 3.000 tấn vào năm 2025, giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD, theo dự thảo do Bộ NPNTNT đề ra.

Các khu vực nuôi chính, được kỳ vọng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, dịch bệnh, an toàn thực phẩm và lao động, sẽ được thành lapạ tại 9 tỉnh ven biển miền Trung, là Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện nuôi tôm hùm gai là một trong những nguồn thu chính cho các vùng ven biển miền Trung. Ví dụ, tỉnh Khánh Hòa hiện có 50.000 lồng nuôi với sản lượng hàng năm 1.500 tấn.

Nhưng gần đây, ngành nuôi tôm hùm gai đối mặt với hàng loạt thách thức, do Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất con giống và thức ăn yêu cầu thực phẩm tươi. Đồng thời, các lồng nuôi truyền thống bằng gỗ không thể chống đỡ các đợt sóng mạnh, môi trường bị suy thoái và thị trường đang đối mặt với nhiều khó khăn do sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu thông qua kênh chính ngạch.

Các yếu tố quan trọng đối với nuôi tôm hùm gai là chủ động nguồn con giống và ngăn chặn dịch bệnh. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất con giống từ nguồn tự nhiên. Tại tỉnh Khánh Hòa, người dân địa phương phải lặn sâu xuống để thu hoạch tôm hùm gai con, chỉ to hơn một đầu bàn chải đánh răng và bắt đầu nuôi. Nguồn cung con giống tự nhiên không ổn định và không thể đáp ứng các nhu cầu nuôi trong dài hạn.

Một vấn đề khác là bệnh tan máu trong tôm hùm gai, khiến nông dân gần như phải từ bỏ bởi tôm hùm gai nhiễm bệnh gần như chắc chắn chết. Rõ ràng trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu của nuôi tôm hùm gai. Do đó, Việt Nam cần phải tăng cường nghiên cứu để giải quyết các vấn đề về nguồn tôm giống và ngăn chặn dịch bệnh trên tôm hùm gai.

Thị trường tôm hùm gai cũng là một thách thức lớn. Phần lớn tôm hùm gai Việt Nam được xuất khẩu dạng tươi sống sang Trung Quốc và Singapore, với một lượng lớn được giao dịch qua kênh tiểu ngạch, dẫn tới tình trạng bất ổn về giá và doanh thu. Có những thời điểm tôm hùm gai tại tỉnh Khánh Hòa không thể tìm được người mua. Ngoài ra, một số nông dân không tuân thủ các hướng dẫn của các cơ quan chức năng và nuôi tôm hùm gai không theo kế hoạch, khiến sản phẩm của họ không đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng nên lập tức triển khai các biện pháp để tăng tỷ trọng xuất khẩu tôm hùm gai qua các kênh chính ngạch, và mở rộng thị trường nội địa là một phần của kế hoạch dài hạn cho ngành nuôi tôm hùm gai. Điều quan trọng là phải gắn kết nông dân nuôi tôm hùm và doanh nghiệp thành chuỗi từ sản xuất tới xuất khẩu.

Theo VNS

Admin

Trung Quốc đề xuất ký lại nghị định thư đối với 7 loại trái cây Việt Nam

Bài trước

Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tìm cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản