Cuộc khủng hoảng Covid-19, khiến nhiều nhà máy tại Trung Quốc tê liệt, đang mang đến cơ hội cho thực phẩm chế biến của Việt Nam thâm nhập vào thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ dân này. Thức ăn nhanh và bánh kẹp cùng rau quả có thể cung cấp đẩy đủ vitamin và khoáng chất sử dụng công nghệ sấy lạnh được nhiều người tiêu dùng trẻ ưa thích.
Do tiêu dùng phân khúc thực phẩm này đang tăng nhanh, ngành thực phẩm chế biến có tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình 3,58% và 14,2 triệu tấn thực phẩm tiêu thụ năm 2012 đã tăng vọt lên 17,49 triệu tấn năm 2018 và 18,26 triệu tấn năm 2019. Sự bùng phát virus corona gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ Trung Quóc tuyên bố dự trữ thực phẩm đủ để cung cấp cho toàn quốc. Tuy nhiên, thiéu nguồn cung là không thể tránh khỏi trước bối cảnh tạm ngừng sản xuất và hạn chế di chuyển.
Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, trong và sau đại dịch, nhiều người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng thực phẩm đóng hộp và đông lạnh hơn thực phẩm tươi sống. Hiệp hội đã tư vấn các thành viên tăng cường sản xuất thực phẩm chế biến. “Các doanh nghiệp đã được tư vấn đề về tăng sản xuất các sản phẩm chế biến sẵn trong 3 – 5 tháng tới do nhu cầu từ Trung Quốc sẽ cao”, ông Nam nhấn mạnh.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tận dụng cơ hội này. Một báo cáo từ cơ quan hải quan Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn 2017- 2019, nhập khẩu thực phẩm chế biến chủ yếu từ châu Âu, Mỹ, New Zealand, Indonesia và Canada; trong khi thị phần của các sản phẩm Việt Nam chỉ chiếm 2,5% trong tổng giá trị nhập khẩu thực phẩm.
Đầu tiên, các cơ quan Trung Quốc thông báo mở cửa khẩu vào ngày 9/2, nhưng sau đó quyết định hoãn lịch mở cửa khẩu thêm 20 ngày. Hệ quả là các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp nông thủy sản tươi sống từ Việt Nam phải chuyển sang chế biến lượng sản phẩm này như một giải pháp tình thế để cải thiện giá trị. Những gì đang diễn ra tại Trung Quốc đang thúc đẩy các nước xuất khẩu thực phẩm phải tìm kiếm các thị trường mới và Việt Nam là một thị trường tiềm năng.
Báo cáo từ Datamonitor vào giữa năm 2019 cho thấy thị trường thực phẩm chế biến của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng hấp dẫn trong vài năm qua. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều nhà chế biến thực phẩm nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam. CJ Group của Hàn Quốc thâu tóm 65% cổ phần của Minh Đạt Food và 47,33% cổ phần của công ty thực phẩm Cầu Tre. Đồng thời, Earth Chemical từ Nhật Bản thâu tóm A Mỳ Gia và Deasang từ Hàn Quốc thâu tóm thực phẩm Đức Việt. Các chuyên gia dự báo rằng nếu thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng cửa, thực phẩm ngoại sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực chế biến nông sản của Việt Nam vẫn ở mức thấp.
Theo VNS
Bình luận