Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% trong năm 2020
Về thị trường, năm 2020, Mỹ được dự báo sẽ là thịt rường xuất khẩu lớn nhất cho gỗ, các sản phẩm từ gỗ và lâm sản với giá trị xuất khẩu sang thị trường này ước dạt 6,1 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019. Theo sau là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu 1,52 tỷ USD, tăng 10%; thị trường EU với 1,13 tỷ USD, tăng 10%; và thị trường Trung Quốc với 1,21 tỷ USD, tăng 5%.
Thị trường nhà ở tại Mỹ được cho là sẽ có một năm 2020 diễn biến tích cực, dẫn tới tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất. Đây sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam tăng thị phần trên thị trường này, theo nhận định của VIFORES. Đồng thời, các chuyên gia cho biết Mỹ đang áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với các sản phẩm từ Trung Quốc, khiến giá các sản phẩm này trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường Mỹ, bao gồm các sản phẩm nội thất, nên các công ty Mỹ sẽ tăng nhập khẩu nội thất từ các thị trường khác, bao gồm Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với các rủi ro liên quan đến gian lận xuất xứ do các sản phẩm từ Trung Quốc cso thể được vận chuyển vào Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ dưới nhãn hiệu từ Việt Nam nhằm tránh mức thuế cao mà các sản phẩm từ Trung Quốc đang phải chịu trên thị trường Mỹ. Để tránh tình trạng này, các chuyên gia khuyến nghị các cơ quan nhà nước nên phối hợp với các địa phương để rà soát các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các sản phẩm từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng như nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ngoài ra, quy trình bàn hành chứng nhận xuất xứ cúng nên được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo các chứng nhận này được cấp cho các sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu. Đồng thời, các doanh nghiệp địa phương cần tăng cừng hợp tác và thiết lập các chuỗi sản xuất từ nguyên liệu thô tới xuất khẩu. Các doanh nghiệp này cần giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất, cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Chủ tịch VIFORES Đỗ Xuân Lập cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ trong rất nhiều năm nên đều đã đáp ứng các yêu cầu của thị trường này. Việt Nam đã xuất khẩu các loại gỗ mềm và gỗ nhận tại như gỗ cao su và gỗ keo sang Mỹ, đồng thời nhập khẩu gỗ sồi và gỗ óc chó từ thị trường này. Tính minh bạch về xuất xứ là một yếu tố quan trọng bởi giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sang Mỹ tránh được thuế chống bán phá giá và tăng thị phần.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết ngành lâm nghiệp nên tập trung vào phát triển thị trường và các chuỗi sản xuất để cải thiện chất lượng các sản phẩm gỗ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ông Tuấn cho rằng nhà nước nên tập trung vào các chính sách phát triển các sản phẩm lâm sản khác để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp sản xuất hàng hóa này. Về trung hạn, theo hiệp hội, ngành lâm nghiệp nên thúc đẩy đầu tư để hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, thiết kế tới thương hiệu.
Hiện nay, giá trị các sản phẩm gỗ của Việt Nam chủ yếu tập trung ở giai đoạn sản xuất. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, 70% giá trị của một sản phẩm gỗ đến từ thiết kế và 30% đến từ sản xuất. Hơn nữa, thị trường toàn cầu rất cạnh tranh về chất lượng và thiết kế chứ không phải về giá. Do đó, thiết kế và thương hiệu là các yếu tố quan trọng để cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm gỗ và nội thất Việt Nam trong tương lai.
Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2019 đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang mỹ tăng gần 40% lên 5,33 tỷ USD. Các sản phẩm gỗ và nội thất chủ yếu được sản xuất tại các tỉnh Trung và Nam bộ, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và Bình Định.
Theo VNS
Bình luận