Thủy sản

Mỹ điều tra công ty tôm lớn nhất Việt Nam về cáo buộc trung chuyển

0

Christopher Bowman, quyền giám đốc Tổng cục Thi hành Luật và Giải pháp Thương mại của CBP, đã thông báo tới ông Lê Văn Quang, chủ tịch Minh Phú về các mục tiêu của tổ chức này cùng với một lá thư gửi tới văn phòng của MSeafood tại thung lũng Fountain, California vào ngày 14/1. Ông Bowman cho biết cơ quan của ông sẽ tuân theo Luật Thi hành và Bảo vệ (Enforce and Protect Act-EAPA) và cũng tiến hành các biện pháp tạm thời, bao gồm yêu cầu MSeafood cung cấp các chứng từ thông quan và ký gửi tiền mặt trước khi các lô hàng được phân phối vào thị trường Mỹ. Thư này cũng được gửi tới ông Nathan Rickard để thông báo tới Ủy ban Thi hành Thương mại Tôm tạm thời (Ad Hoc Shrimp Trade Enforcement Committee - AHSTEC), một liên minh của 18 nhóm và công ty đại diện cho các nhà sản xuất và buôn bán tôm nội địa Mỹ, bao gồm Liên minh tôm miền Nam. Ông Rickard làm việc cùng với hãng luật có trụ sở tại Washington là Picard Kentz & Rowe. 

Động thái này nhằm giải quyết yêu cầu của AHSTEC về tiến hành một cuộc điều tra, đưa ra vào tháng 7/2019, liên quan tới các cáo buộc rằng Minh Phú, MSeafood và một số công ty con, bao gồm Minh Quí, Minh Phát và Minh Phú Hậu Giang, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ vào Việt Nam nhằm trung chuyển sang Mỹ.

Theo thông cáo báo chí của Southern Shrimp Alliance, CBP đã đánh giá bằng chứng giao nộp vào tháng 7 cùng với cáo buộc và nhận thấy các tiêu chuẩn để khởi động một cuộc điều tra EAPA đều được đáp ứng. Cụ thể, CBP đã phát hiện ra thông tin cung cấp bởi “các lập luận hợp lý” rằng các lô hàng là đối tượng của yêu cầu nộp thuế chống bán phá giá đã thâm nhập vào Mỹ thông qua gian lận. “CBP cũng tự tiến hành cuộc điều tra sơ bộ về hoạt động nhập khẩu tôm của MSeafood và phát hiện ra nhiều bằng chứng khớp với các cáo buộc”.

Yêu cầu tương tự đã được đưa ra từ tháng 5/2019, từ ông Darin LaHood, một thành viên đảng cộng hòa Illinoise. Tuy nhiên, các bức thư và yêu cầu điều tra này không liên quan tới các cáo buộc mà ông này đưa ra sau đó. Minh Phú phản hồi các bình luận của ông LaHood vào tháng 6 cho rằng sẵn sàng tiếp nhận điều tra bởi công ty không làm gì sai. Lượng tôm nhập khẩu từ Ấn Độ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhu cầu tôm nguyên liệu mà công ty này cần để bù đắp cho thiếu hụt sản xuất nội địa. Tuy nhiên, vụ lùm xùm mới nhất này cả Minh Phú có thể tác động mạnh tới hàng loạt các nhà bán lẻ thủy sản, các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống và các nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ, là khách hàng của công ty.

AHSTEC: Các nhà cung cấp tôm Ấn Độ không nằm trong “Danh sách xanh” của FDA

Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ và các nước khác từ năm 2005. Tuy nhiên, vào tháng 7/2016, Mỹ đã dỡ bỏ các quy định thuế này đối với Minh Phú. Sau đó, Minh Phú không nhất thiết phải cung cấp thông tin và dữ liệu sản xuất cho DoC, và không phải là đối tượng trong các cuộc thanh tra hàng năm của DoC.

Một đầu mối chính của nghi ngờ trung chuyển đang diễn ra, theo ASHTEC cung cấp cho CBP, là tập đoàn Minh Phú báo cáo sản lượng tôm đông lạnh năm 2018 đạt 12.000 tấn nhưng báo cáo xuất khẩu lên tới 67.000 tấn. “Hơn nữa, AHSTEC cung cấp dữ liệu cho thấy tập đoàn Minh Phú tiếp tục nhập khẩu những lô tôm đông lạnh lớn từ các nhà sản xuất tôm đông lạnh Ấn Độ”, theo thư của CBP. “Trong năm 2017 và 2018, tập đoàn Minh Phú đã nhập khẩu lần lượt 16.800 tấn và 23.800 tấn tôm đông lạnh từ Ấn Độ”.

AHSTEC cáo buộc Minh Phú nhập khẩu tôm từ các công ty không đủ tiêu chuẩn năm trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu xanh của Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA), danh sách trong đó khoảng 170 công ty tôm Ấn Độ được hưởng cơ chế “miễn trừ giữ hàng không cần kiểm tra thực tế”. Danh sách này lập ra vào năm 1979 do những lo ngại, đặc biệt là liên quan đến salmonella.

Từ ngày 1/1/2018, có 1.512 lô hàng tôm Ấn Độ được vận chuyển tới cho Minh Phú, dựa trên dữ liệu thương mại của Ấn Độ, theo AHSTEC.  

Theo Undercurrent News

Admin

Mỹ cấm nhập khẩu thủy sản từ tàu khai thác thủy sản Trung Quốc do cáo buộc lao động cưỡng ép

Bài trước

Tin vui: Hải quan Mỹ đảo ngược kết luận về thuế chống bán phá giá đối với tôm Minh Phú

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản