0

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) vừa áp lệnh cấm nhập khẩu mới đối với thủy sản từ hãng tàu khai thác thủy sản Trung Quốc mà cơ quan này cho là đang sử dụng lao động cưỡng ép trong 32 tàu khai thác, bao gồm lạm dụng nhiều lao động Indonesia.

CBP cho biết sẽ ngay lập tức phong tỏa các sản phẩm cá ngừ, cá kiếm và các sản phẩm khác từ công ty TNHH Dalian Ocean Fishing Co tại các cảng thông quan của Mỹ. Lệnh cấm nhập khẩu áp dụng cho cả các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng khác có chứa thủy sản cung cấp từ công ty này, như cá ngừ đóng hộp và thực phẩm thú nuôi, theo CBP.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết động thái này là lần đầu tiên CBP cấm nhập khẩu từ toàn bộ một đội tàu khai thác thủy sản, trái ngược với những tàu đơn lẻ như trước đây. “DHS sẽ tiếp tục tích cực điều tra việc sử dụng lao động cưỡng ép bởi những đội tàu khai thác thủy sản xa bờ, và bởi hàng loạt các ngành sản xuất khác”, ông Mayorkas cho hay trong một họp báo ngắn. “Các nhà sản xuất và nhập khẩu Mỹ nên hiểu rằng đây là hệ quả cho các tổ chức có hành vi lạm dụng lao động để bán hàng hóa vào thị trường Mỹ”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho rằng “các cáo buộc sử dụng lao động cưỡng ép là hoàn toàn không có cơ sở”. Phát biểu trong một cuộc họp báo định kỳ tại Bắc Kinh, ông tuyên bố Trung Quốc sẽ triển khai “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ quyền lợi của các công ty.

Các nhà chức trách CBP cho biết cuộc điều tra của cơ quan này đã hé lộ rằng nhiều công nhân Indonesia được thuê làm tại các tàu Dalian Ocean Fishing có điều kiện khác xa với những gì đã cam kết và là đối tượng của các lạm dụng thể chất, không trả lương, nợ lương và các điều kiện sống, làm việc có tính lạm dụng.

Hồi đầu tuần, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai kêu gọi sự chú ý với vấn đề lao động cưỡng bức trên các tàu khai thác thủy sản, đệ trình một đề xuất mới lên WTO về giảm trợ cấp cho các hoạt động khai thác thủy sản phi pháp và yêu cầu các nước thành viên nhìn nhận vấn đề này. Nhập khẩu của Mỹ từ công ty Dalian Ocean Fishing rất nhỏ, chỉ 1,9 triệu USD từ ngày 1/1/2019 tới 30/4/2021, theo dữ liệu của CBP.

Nhưng vấn đề lao động cưỡng ép đang là điểm nóng ngày càng tăng lên trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện nay, khi các lệnh cấm nhập khẩu gần đây liên quan đến việc bắt giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Động thái này được đưa ra chỉ sau chưa đầy 2 ngày bà Tai có cuộc thảo luận đầu tiên với phó thủ tướng Trung Quốc Liu He.

Trong suốt tuần cuối cùng tại vị hồi tháng 1 vừa qua, chính quyền tổng thống Trump tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm bông và cà chua từ Tân Cương vì cáo buộc rằng chúng được sản xuất với lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ - một động thái sâu rộng sẽ yêu cầu các ngành công nghiệp dệt may phải sắp xếp lại chuỗi cung ứng của họ.

Theo Reuters

Admin

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài trước

Quyết định cuối cùng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản