Châu Âu là thị trường cà phê lớn, chiếm 33% tiêu dùng cà phê toàn cầu. Tiêu dùng cà phê dự báo ổn định trong dài hạn nhưng châu Âu vẫn là thị trường hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu cà phê. Thị trường cà phê đặc sản ngày càng mạnh lên tại châu Âu đặc biệt mang lại nhiều cơ hội thú vị. Trong phân khúc này, bạn có thể cạnh tranh về chất lượng và bằng các mối quan hệ đối tác lâu năm, thay vì cạnh tranh bằng giá.

Châu Âu là thị trường cà phê lớn nhất thế giới

Châu Âu chiếm khoảng 33% tổng tiêu dùng cà phê toàn cầu năm 2019, với lượng lên tới 3,222 triệu tấn cà phê, đưa thị trường này trở thành thị trường cà phê lớn nhất thế giới. Châu Á và châu Đại dương xếp thứ 2 với thị phần 22%, các vị trí tiếp theo là Mỹ Latin (20%) và Bắc Mỹ (19%). Đức chiếm xấp xỉ 26% tổng tiêu dùng cà phê tại châu Âu trong năm 2018, theo sau là Pháp (12%) và Ý (11%). Các thị trường tiêu dùng lớn khác tại châu Âu bao gồm Ba Lan (6,7%), Tây Ban Nha (5,8%) và Hà Lan (5,6%).

Nhu cầu tại châu Âu dự báo duy trì ổn định trong dài hạn, do thị trường cà phê đã bão hòa. Từ năm 2014 – 2018, thị trường cà phê châu Âu chỉ tăng nhẹ 1,3% về lượng. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thị trường cà phê trung bình hàng năm từ năm 2018 – 2024 dự báo đạt 6,1%.

Do tăng trưởng của các tầng lớp trung lưu và trên trung lưu tại các thị trường nội địa và khu vực, các nhà cung cấp cà phê ngày càng nhiều cơ hội trên các thị trường mới nổi, như Brazil, Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Châu Á và châu Đại dương dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng thị trường cà phê cao nhất trong giai đoạn 2018 – 2024 với 7,6%/năm. Tuy nhiên, châu Âu vẫn là thị trường cà phê lớn nhất và quan trọng nhất cho cà phê đặc sản, phản ánh trong số lượng các nhà rang xay, các bar cà phê và các thương hiệu cà phê cà phê đặc sản của châu Âu ngày càng tăng, cũng như cộng đồng ngày một đông đảo những người tiêu dùng cà phê khó tính và sành sỏi về cà phê,

Châu Âu là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thế giới

Châu Ây là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thế giới, trên 5kg/người/năm. Quốc gia dẫn đầu về tiêu dùng cà phê trên đầu người là Phần Lan – nơi con số lên tới 12 kg/người/năm. Các nước Scandinavia cũng có mức tiêu dùng cà phê cao trên thế giới: Na Uy 9,9 kg/người/năm, Đan Mạch 8,7 kg/người/năm và Thụy Điển 8,2 kg/người/năm. Các nước có tiêu dùng cà phê trên đầu người tương đối cao khác tại châu Âu bao gồm Hà Lan (8,4kg), Thụy Sĩ (7,9kg) và Bỉ (6,8kg).

Tiêu dùng cà phê trên đầu người trung bình tại các nước vùng Nordic không thay đổi mạnh, cũng như các nước Tây Âu khác. Tuy nhiên, các nước này vẫn đang mang đến các cơ hội thị trường thú vị cho các nhà xuất khẩu tại các nước sản xuất cà phê lớn. Đặc biệt bởi người tiêu dùng tại các nước này đang tăng tiêu dùng cà phê chất lượng cao, một phần là do sự tăng trưởng mạnh của tiêu dùng ngoài gia đình tại Tây Âu, nơi các quán cà phê và các nhà rang xay cà phê quy mô nhỏ và vừa dẫn đường cho việc giới thiệu cà phê chất lượng cao vào thị trường. Từ năm 2010 – 2017, doanh thu tiêu dùng cà phê ngoài hộ gia đình tại Tây Âu tăng 50%.

Châu Âu có một ngành rang xay cà phê lớn

Châu Âu là thủ phủ của nhiều nhà rang xay cà phê ở mọi quy mô và chủng loại. Tuy nhiên, thị trường châu Âu vẫn chủ yếu được thống trị bởi một số ít các công ty rang xay cà phê lớn là Nestlé, Jacobs Douwe Egberts and Lavazza. Top 10 nhà rang xay trên thế giới chiếm tỷ trọng tới 35% sản lượng cà phê rang xay trên thế giới.

Theo số liệu của PRODCOM, Đức có ngành rang xay cà phê lớn nhất tại châu Âu, với doanh số lên tới 551.000 tấn cà phê rang xay trong năm 2018. Ý là nước có ngành rang xay cà phê lớn thứ 2 tại châu Âu, với doanh số cà phê rang xay đạt 414.000 tấn.

Châu Âu là nước xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất thế giới, với thị phần trên thị trường xuất khẩu cà phê rang xay lên tới hơn 80%. Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê rang xay của châu Âu đạt 984.000 tấn, trị giá 8 tỷ Euro trong năm 2018, bao gồm thương mại nội khối EU. Từ năm 2014 – 2018, xuất khẩu cà phê rang xay châu Âu đạt tốc độ trung bình hàng năm về lượng là 4,1% và về giá trị là 5,1%. Các nước xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhất tại châu Âu là Đức và Ý, với thị phần về lượng trên thị trường chiếm lần lượt 23% và 22%. Các nước xuất khẩu cà phê rang xay lớn nhưng nhỏ hơn bao gồm Hà Lan (10%), Thụy Sĩ (7,6%) và Ba Lan (4,9%).

Châu Âu là thị trường chính của các nước xuất khẩu cà phê nhân xanh lớn

Là thị trường cà phê lớn nhất thế giới, châu Âu cũng là nhà nhập khẩu cà phê nhân xanh lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê nhân xanh năm 2018 ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng trưởng hàng năm ổn định ở mức 1,8% từ năm 2014 – 2018. Giá trị nhập khẩu cà phê nhân xanh tăng 0,4%/năm trong cùng giai đoạn, đạt 8,1 tỷ USD trong năm 2018. Giá trị nhập khẩu biến động liên tục do vấn đề nguồn cung, biến động tỷ giá, biến động giá trên các thị trường cà phê tương lai là New York và Luân Đôn.

Khoảng 1/3 kim ngạch nhập khẩu cà phê nhân xanh của châu Âu là cà phê Robusta, còn lại là cà phê Arabica. Trong phân khúc cà phê Arabica, tỷ trọng cà phê Brazil lên tới 33%, cà phê chế biến ướt Colombia chiếm 7,2%, 20% là các loại cà phê chế biến ướt khác.

Các nước nhập khẩu cà phê châu Âu mua gần 87% cà phê nhân xanh trực tiếp từ các nước sản xuất trong năm 2018, trong tổng kim ngạch 3,2 triệu tấn, trị giá 6,9 tỷ Euro. Các nước nhập khẩu trực tiếp lớn nhất từ các nước sản xuất cà phê là Đức (34%) và Ý (19%). Bỉ (8,7%) và Tây Ban Nha (8,2%) là các nước nhập khẩu lớn thứ 3 và thứ 4 trong năm 2018. Thương mại cà phê nhân xanh nội khối chiếm 13% tổng nguồn cung cà phê nhân xanh tại châu Âu trong năm 2018, đạt 479.000 tấn và trị giá 1,2 tỷ Euro.

Theo CBI
Admin

Các nhà rang xay cà phê Mỹ gặp áp lực tăng giá do lạm phát giá vận chuyển

Bài trước

Ngành cà phê Việt Nam phá kỷ lục xuất khẩu, chờ quyết định từ thị trường 48 tỷ USD của EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao