Tình hình không tệ đối với Vinamilk – quán quân không thể bàn cãi trên thị trường Việt Nam – với thị phần 50% thị trường sữa nói chung. Nổi tiếng với các sản phẩm sữa Việt Nam, Vinamilk đang đầu tư mạnh mẽ để tăng cường sản xuất trong năm 2019, và hiện có 120.000 con bò sữa, mang về sản lượng sữa thô hơn 950 tấn/ngày. Quy mô đàn bò sữa của Vinamilk dự kiến tăng lên 200.000 trong năm 2020 với năng suất tăng gấp đôi, phần nào nhờ việc đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi lớn nhất Việt Nam vào tháng 3 vừa qua với tổng vốn đầu tư 51,7 triệu USD tại tỉnh Tây Ninh. Tọa lạc trên diện tích 685ha, trang trại chăn nuôi này có quy mô nuôi 8.000 con bò sữa và cung cấp 100.000l sữa tươi mỗi ngày, tương đương 40 triệu lít sữa tươi hàng năm. Đây cũng được cho là trang trại đầu tiên trong số 4 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao với năng suất cao dự kiến trong tương lai.

Nhưng các nhà sản xuất sữa khác tại Việt Nam lại không có được những bước tiến rực rỡ đó, như IDP bước chân vào ngành sữa Việt Nam với tham vọng giành thị phần từ Vinamilk nhưng lại đang chịu thua lỗ nặng nề. Theo báo cáo công bố gần nhất, nhà sản xuất sữa này đang ghi nhận lỗ 43,8 tỷ đồng (1,9 triệu USD). Theo Vina Capital hiện đang sở hữu 60% cổ phần công ty, giá trị đầu tư vào IDP đã giảm xuống còn 25 triệu USD, giảm mạnh từ mức 35 triệu USD trong 3 năm trước. Ông Trần Bảo Minh, tổng giám đốc IDP, cho rằng rất khó để cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu ngành như Viamilk. “Các công ty có năng lực tài chính mạnh chỉ cần chi 10% doanh thu hàng năm để chạy các chiến dịch marketing và con số này đã tương đương tổng doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp nhỏ”, ông nhấn mạnh khi thông báo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Một nhà sản xuất sữa nhỏ hơn, Hanoi Milk, không chịu thua lỗ lớn như IDP nhưng vẫn không đảm bảo được một tương lai vững chắc. Công ty chỉ đạt lợi nhuận nhỏ ở mức vài trăm triệu đồng trong nửa đầu năm 2019. Ông Hà Quang Tuấn, chủ tịch Hanoi Milk, cho biết công ty đang gặp khó khăn khi cạnh tranh với các đợt khuyến mại thường xuyên của các công ty lớn như Vinamilk, và giống như IDP, không có ngân sách lớn dành cho các hoạt động marketing.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, tổng doanh thu ngành sữa đạt 4,7 tỷ USD trong năm 2018, tăng 9% so với năm 2017. Trong giai đoạn 2010 – 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12,7%/năm.

Tác động của các gói thương mại tự do

Một mối nguy khác cho các nhà sản xuất sữa có vẻ đến từ Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận thương mại được ký giữa 11 nước mà Việt Nam đã phê duyệt hồi đầu năm nay. Theo CPTPP, các sản phẩm sữa từ Nhật Bản, Singapore và New Zealand không còn là đối tượng bị áp thuế nhập khẩu tại Việt Nam, nghĩa là các sản phẩm sữa nhập khẩu từ các nước này sẽ giảm giá so với hiện nay, do đó tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm sữa nội địa. Cho phép các nhà cung cấp này tiếp cận thị trường Việt Nam sẽ đẩy mức độ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam lên, đặc biệt trong thời điểm nhóm khách hàng thành thị, có tiền và quan tâm tới sức khỏe đang tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước này.

Một báo cáo do công ty chứng khoán Rồng Việt công bố cho biết thị trường sữa đang dịch chuyển ra khỏi các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam, vốn có 70% làm từ sữa hoàn nguyên, có giá trị dinh dưỡng thấp hơn so với sữa tươi về vitamins và khoáng chất. “Người tiêu dùng nay ưa chuộng các sản phẩm sữa hữu cơ, chất lượng cao cũng như các sản phẩm sữa hạnh nhân và sữa từ hạt macadamia, nhu cầu đối với sữa hoàn nguyên giảm”, báo cáo nhấn mạnh.

Việc ký kết CPTPP đang thu hút ngày càng nhiều các công ty nước ngoài quan tâm tới ngành sữa Việt Nam và xu hướng này sẽ ngày càng mạnh mẽ khi CPTPP chính thức có hiệu lực.

Coca Cola tiến mạnh vào thị trường sữa bán lẻ của Việt Nam với một dòng sản phẩm sữa mới hồi đầu năm nay. Ba sản phẩm mới thuộc thương hiệu Nutriboost UHT đã được ra mắt, là mọt phần trong chiến lược đối tác với Fonterra tại Đông Nam Á, lại càng gây áp lực cho các công ty sữa nhỏ. Fonterra, có trụ sở tại New Zealand, trở thành một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam, nắm giữ thị phần lên tới 57% ở thị trường dịch vụ ăn uống ngành sữa tính đến năm 2017. Công ty đang cung ứng các nguyên liệu sữa tại Việt Nam trong 4 thập kỷ qua và vận hành mảng kinh doanh các thương hiệu sữa tiêu dùng cuối cùng.

Về dài hạn, báo cáo của Rồng Việt cho rằng xu hướng tăng trưởng tích cực trong dài hạn của ngành sữa sẽ tiếp diễn, với tiêu dùng sữa trên đầu người dự báo tăng. Với mức tiêu dùng sữa trên đầu người tại Việt Nam hiện ở mức 26 lít/người/năm, so với Thái Lan ở mức 35 lít/người/năm và Singapore 45 lít/người/năm, thị trường Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng và các công ty nước ngoài đều muốn miếng bánh trên thị trường này.

Tập đòa Asahi của Nhật Bản trong năm nay đã liên doanh với Nitifood của Việt Nam, tập trung vào đưa các sản phẩm tiêu chuẩn Nhật Bản cho trẻ em Việt Nam. Liên doanh này là lần đầu tiên Asahi hợp tác với một đối tác nước ngoài về các sản phẩm tiêu dùng, cho thấy quan điểm của các công ty thực phẩm lớn của Nhật đối với thị trường Việt Nam. Mặc dù các sản phẩm ban đầu được lên công thức bởi Nutifood nhưng vẫn đang được sản xuất tại Nhật Bản.

Các thương hiệu sữa toàn cầu cũng đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhiều năm trước, bao gồm Abbott, FrieslandCampina, Mead Johnson, Nestlé và một số thương hiệu nhỏ hơn. Các công ty nước ngoài này đều đang tăng cường đầu tư vào marketing, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho thị trường Việt Nam.

Liệu các thương hiệu sữa nhỏ nội địa có thể đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế và sức mạnh của các thương hiệu dẫn đầu thị trường nội địa? Điều quan trọng là họ có thể theo kịp với những biến động trên một thị trường khó dự đoán.

Theo Dairy Reporter
Admin

Costa Coffee của Coca Cola tìm cách chen chân vào thị trường đồ uống liền của Trung Quốc

Bài trước

Coca Cola chính thức đặt chân vào thị trường đồ uống tăng lực Đông Nam Á

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư