Trong khi nhập khẩu hạt tiêu đen của Ấn Độ giảm 15,9% trong năm tài khóa 2018/19, sản xuất hạt tiêu nội địa cũng giảm 12,32%. Chính sách áp giá sàn nhập khẩu của chính phủ Ấn Độ ở mức 500 Rupees/kg đã đẩy nhập khẩu hạt tiêu của nước này giảm.
Lũ và sạt lở tại các khu vực trồng hạt tiêu chính là Karnataka và Kerala đã đẩy sản xuất hạt tiêu nội địa giảm. Nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ trong năm tài khóa 2018/19 ước đạt 24.950 tấn, so với mức 29.650 tấn trong năm 2017/18, tương đương mức giảm 15,9%. Ông cho hay việc áp giá sàn nhập khẩu đã giúp giải quyết vấn đề giá hạt tiêu nội địa giảm xuống mức thấp và giảm nhập khẩu hạt tiêu.
Trong thông báo ngày 21/3/2018, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ (DGFT) đã đặt mức giá sàn nhập khẩu hạt tiêu ở mức 500 Rupees/kg. Không chỉ nhập khẩu hạt tiêu chính ngạch lẫn buôn lậu tăng đã khiến giá hạt tiêu nội địa của nước này giảm mạnh, giá hạt tiêu trên thị trường quốc tế giảm cũng góp phần vào diễn biến giá nội địa. Sản lượng hạt tiêu toàn cầu tăng đã gây áp lực giảm giá trong năm 2017/18. Giá hạt tiêu đen trung bình trên thị trường Ấn Độ năm 2016/17 là 694,77 Rupees/kg, giảm xuống còn 378,21 Rupees/kg trong năm 2018/19.
Sản xuất nội địa
Về sản xuất hạt tiêu nội địa, sản lượng hạt tiêu năm tài khóa 2018/19 ước đạt 62.144 tấn, so với mức 70.878 tấn trong năm tài khóa 2017/18. Nguyên nhân chính là do mưa lớn, lũ lụt và sạt lở tại các khu vực sản xuất hạt tiêu chín.
Theo The Hindu Business Line
Bình luận