Rau quả

Cơ hội thị trường xuất khẩu rau quả đông lạnh sang châu Âu

Tiêu dùng rau quả đông lạnh tại châu Âu đang tăng lên do người tiêu dùng có nhu cầu cao đối với các sản phẩm thực phẩm tiện lợi và chuẩn bị nhanh. Châu Âu là thị trường rau quả đông lạnh lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả đông lạnh toàn cầu.

Các thị trường nhập khẩu và tiêu dùng lớn như Đức, Pháp, Bỉ và Anh mang đến nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Rau quả đông lạnh là các dòng sản phẩm ra đời từ sử dụng công nghệ cấp đông các loại rau quả tươi, sạch, chín tới. Ngoài công đoạn đông lạnh, trước đó, các loại rau quả có thể phải trải qua nhiều công đoạn khác như rửa, gọt vỏ, phân loại, cắt miếng, kìm chế/khử quá trình lên men; vì vậy, chế biến đông lạnh rau quả rất phụ thuộc vào từng loại sản phẩm.

Các yêu cầu cơ bản đối với rau quả đông lạnh trên thị trường châu Âu là: ở tình trạng tốt, màu sắc đồng đều một cách hợp lý, các phẩm chất của chủng loại được đảm bảo; sạch tạp chất ở mức độ hợp lý; không có các hương vị hoặc chất nhựa lạ. Các loại rau quả đóng gói theo kiểu cấp đông riêng không được để cạnh nhau. Các loại rau quả đóng gói đông lạnh đóng gói cùng nhau thì không được tiếp xúc lẫn nhau; không tiếp xúc với các loại trái cây bị tẩy màu; mỗi loại trái cây nên được đóng gói riêng trong các bao bì thiết kế phù hợp với loại trái cây đó; đặc biệt với các loại dâu thì không được lẫn với các trái dâu không còn nguyên vẹn hình dáng.

Các yêu cầu bổ sung từ phía người mua có thể bao gồm một chỉ số quan trọng về chất lượng cho trái cây đông lạnh nhằm sử dụng cho quy trình chế biến sâu hơn là mức Brix – hàm lượng đường hấp thụ trong giải pháp dung môi nước). Các yêu cầu chất lượng bổ sung liên quan đến hình dạng và cách cắt rau quả, tỷ lệ lỗi và mức độ cho phép đối với rau đông lạnh được quy định trong Codex Alimentarius Standard, cụ thể cho cà rốt, ngô còn lõi, tỏi tây và hạt ngô nguyên hạt tách lõi.

Các yêu cầu về ghi nhãn

Theo các tiêu chuẩn Codex Alimentarius và thực hành sản xuất trong ngành, tên thực phẩm ghi trên bao bì phải bao gồm các thông tin sau: “tên của trái cây hoặc rau”, phân biệt rõ giữa “cấp đông” và “đông lạnh”; tên nguyên liệu thực phẩm sử dụng nếu có (ví dụ, đường, muối, các loại gia vị,…); cách đóng gói (ví dụ, “đông lạnh nguyên quả đóng gói chung”, “đóng gói riêng từng quả”, “dạng nghiền”, có cỡ/không có cỡ quả); cách cắt nếu có (ví dụ, cắt miếng nhỏ, cắt đôi, cắt hạt lựu, bỏ cuống, cắt vòng, cắt vụn,…).

Trong trường hợp rau quả đóng gói khối lượng lớn, thông tin yêu cầu trên đây phải được gắn trên các container hoặc trong các văn bản đi kèm. Tên các sản phẩm cũng như tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc đóng gói luôn luôn phải gắn trên container chứa/bảo quản/vận chuyển rau quả đông lạnh. Ngoài thông tin về chủng loại rau hoặc trái cây, thông thường các yêu cầu thông tin sản phẩm cũng phải ghi rõ giống và vụ sản xuất.

Đóng gói

Các dạng đóng gói phổ biến nhất đối với rau quả đông lạnh là các túi polyethylene, các hộp giấy bìa cứng có phân lớp bằng bằng túi giấy/tờ giấy. Các hộp giấy bìa cứng được đóng gói trên các pallet theo kích cỡ tiêu chuẩn châu Âu (80 x 120 cm), được bảo vệ bằng lớp màng polyethylene. Các hộp giấy bìa cứng phải đủ bền để không bị biến dạng dưới khi đặt trên các pallet trong thời gian bảo quản dài. Kích cỡ đóng gói có thể thay đổi theo yêu cầu của người mua. Đóng gói bán lẻ bao gồm các túi nilon, đóng gói hộp giấy cứng, các loại hộp nhựa hoặc hình thức đóng gói có màng bọc.

Theo CBI
Admin

Nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị đi vào hoạt động vào tháng 6

Bài trước

Việt Nam hướng đến mục tiêu 8 tỷ đô la giá trị xuất khẩu rau quả vào năm 2025

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả