Xu hướng và dự báo

Tổng hợp diễn biến dịch tả lợn tại Việt Nam đến hết tháng 3/2019

Ngày 19/2/2019, Việt Nam xác nhận ổ dịch tả lợn đầu tiên với việc công bố phát hiện tại các tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, ở phía Đông Nam Hà Nội, cách biên giới Trung Quốc xấp xỉ 160 km. Tất cả lợn bị nhiễm dịch tả lợn đều đã được tiêu hủy và tất cả các trại nuôi nhiễm dịch được báo cáo đã làm sạch và tiêu độc khử trùng. Kể từ thông báo ngày 19/2, chính phủ Việt Nam đã cho thấy mức độ minh bạch thông tin cao, thường xuyên gửi cập nhật tình hình lên Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương FAO.

Các chuyên gia cho rằng dịch tả lợn (ASF) có thể đã đến Việt Nam qua một số kênh khác nhau, bao gồm: (1) thương mại, vận chuyển và tiêu thụ lợn và các sản phẩm thịt lợn buôn lậu, nghi ngờ đang được buôn lậu tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào cuối năm 2018 và trong dịp tết Nguyên đán; (2) một lượng lớn các phương tiện vận tải và khách du lịch từ các nước khác tới Việt Nam, đặc biệt là từ các nước châu Á mà khách du lịch vốn thường có thói quen mang theo thực phẩm chứa thịt lợn; (3) nhập khẩu TACN từ các nước có dịch ASF; và (4) truyền thống sử dụng thức ăn thừa của người làm thức ăn chăn nuôi lợn.

Theo các điều tra sơ bộ của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính khiến dịch ASF lây lan quá nhanh và rộng tới các tỉnh thành khác là bởi nhiều nông dân chăn nuôi lợn và thương lái không nhận thức đầy đủ về mối nguy hiểm của dịch bệnh này. Hệ quả là họ có thể đã mua bán, vận chuyển và giết mổ lợn nhiễm bệnh hoặc lợn đang ủ bệnh để thu về những lợi ích kinh tế tức thì.

Tính đến ngày 27/3/2019, dịch ASF đã xuất hiện tại 476 xã thuộc 91 quận huyện tại 23 tỉnh thành miền bắc và bắc trung bộ, gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Nguyên Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị và Vĩnh Phúc. Trong một nỗ lực kiểm soát sự lây lan dịch tả lợn ASF, các chính quyền địa phương, hợp tác với các cơ quan chức năng, đã tiêu hủy 73.000 con lợn bị nhiễm bệnh.

Trước ngày 20/3/2019, dịch ASF phần lớn phát hiện ở các hộ chăn nuôi gia đình với các điều kiện an toàn sinh học và vệ sinh thiếu thốn và không phát hiện thấy dịch tại các trịa nuôi quy mô lớn, thương mại. Tuy nhiên, từ ngày 20/3, dịch ASF đã lan sang các hộ và trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, ví dụ dịch ASF bị phát hiện trong một trại nuôi quy mô 4.500 lợn tại Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên. Bất chấp các nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam để kìm chế dịch ASF, hiện vẫn còn nhiều rủi ro dịch bệnh này có thể lan rộng tới các khu vực khác.

Bản đồ 1: Bản đồ các tỉnh có phát hiện dịch ASF và số lượng lợn đã tiêu hủy tại mỗi địa phương tính đến ngày 25/3/2019

Nguồn: Vietnambiz

Các hành động của chính phủ

Ngay khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Hướng dẫn số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019, yêu cầu tất cả các cơ quan bộ ngành trung ương và địa phương tập trung hướng dẫn và triển khai các giải pháp cấp bách để kiểm soát dịch ASF. Chính phủ Việt Nam đã chủ động tăng cường các nỗ lực, thiết lập các phạm vi quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng trong kiểm soát dịch tả lợn ASF dưới các Ban chỉ đạo ở nhiều cấp khác nhau, thường xuyên tổ chức khảo sát địa bàn cụ thể, và điều phối các nguồn lực từ cả địa phương và quốc tế nhằm kìm chế dịch bệnh. Thủ tướng Phúc đã kêu gọi “các biện pháp quyết liệt” từ “toàn bộ hệ thống chính trị” để chống lại dịch tả lợn trên toàn quốc và nhấn mạnh cuộc chién chống dịch tả lợn như chống lại các thế lực thù địch. Thủ tướng Phúc cũng trực tiếp chủ tọa một cuộc họp trực tuyến ngày 4/3/2019 với các nhà chức trách thuộc 63 tỉnh thành để thảo luận các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn ASF. Ông cũng yêu cầu các địa phương cấm vận chuyển, thương mại, giết mổ và tiêu dùng lợn sống và các sản phẩm thịt lợn buôn lậu hoặc nghi ngờ buôn lậu hoặc nguồn thịt lợn có nguồn gốc không rõ ràng.

Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo toàn diện các cơ quan chức trách và cộng đồng nông nghiệp để giải quyết dịch ASF: Các bộ ngành sẽ phải thông báo chính xác tình trạng dịch bệnh, khuyến khích người dân không tẩy chay các sản phẩm thịt lợn an toàn, sạch bệnh và đã được xử lý đảm bảo vệ sinh ATTP; tăng cường kiểm tra giám sát; và triển khai hướng dẫn về các thực hành chăn nuôi tốt, quản lý an toàn sinh học chăn nuôi cho các nông dân chăn nuôi lợn. Chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ nông dân có lợn bị tiêu hủy, bao gồm cung cấp khoản hỗ trợ tài chính trị giá tối thiểu 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thịt bị tiêu hủy, 1,5 – 2 lần giá thị trường đối với lợn nái bị tiêu hủy, vào thời điểm và địa điểm xảy ra dịch. Nông dân sẽ triển khai biện pháp “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển, giết mổ hoặc tiêu dùng lợn chết, lợn bệnh; không tiêu hủy sai cách thịt lợn chết vào môi trường và không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn chăn nuôi. Các nguồn lực địa phương và quốc tế phải được điều phối hiệu quả. Việt Nam đã chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm OIE và FAO, cập nhật diễn biến dịch ASF và tìm kiếm sự hỗ trợ để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết dịch bệnh. FAO và OIE đã đề xuất cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hợp tác với các cơ quan thuộc MARD. FAO và OIE đã triển khai một gói phản ứng khẩn cấp từ ngày 11 – 14/3/2019 tại Việt Nam để tăng cường năng lực phản ứng và ngăn chặn dịch tả lợn. Các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn tại Việt Nam đang được cung cấp hỗ trợ tài chính, hóa chất tiệt trùng, kiểm tra kỹ thuật và máy móc chuẩn đoán dịch bệnh. Sau hàng loạt các đợt bùng phát dịch tả lợn tại các nước láng giềng trong năm 2018, MARD đã ban hành hàng loạt các quy định và kế hoạch nhằm ngăn chặn và kiểm soát đại dịch này; bao gồm một kế hoạch hành động quốc gia nhằm Chuẩn bị, Phản ứng Khẩn cấp trước đại dịch ASF và thành lập nhóm công tác phản ứng nhanh. Theo đó, các trại nuôi phát hiện dịch ASF sẽ được giảm mật độ đàn và chính sách kiểm soát vận chuyển nghiêm ngặt được tiến hành tại các tỉnh phát hiện dịch. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng giám sát chặt chẽ để chống lại việc buôn lậu, bán và tặng quà các sản phẩm thịt lợn, lợn không rõ nguồn gốc, đồng thời cấm nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ các nước có phát hiện dịch. MARD cũng tiến hành hàng loạt các hoạt động thanh kiểm tra và cảnh báo với sự tham gia tích cực từ các cơ quan chức năng trong chính phủ. Ví dụ, Bộ Công thương hiện đang giám sát sát sao thị trường thịt lợn để ngăn ngừa thương mại và vận chuyển các sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc và tiến hành các biện pháp khẩn trước để đảm bảo nguồn cung thịt lợn đáp ứng đủ nhu cầu giữa bối cảnh lo ngại khả năng thiếu hụt nguồn cung thịt lợn do hàng loạt đợt bùng phát ASF tại các tỉnh phía Bắc. Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng công bố văn bản yêu cầu chính thức các bộ phận hải quan địa phương kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu, người và các phương tiện vận tải đi vào lãnh thổ Việt Nam từ các nước có dịch ASF.

Xét đến mối đe dọa dịch ASF ngày càng lớn, một Ban chỉ đạo quốc gia đã được thành lập để ngăn ngừa và kiểm soát dịch tả lợn do bộ trưởng Bộ NNPTNT làm trưởng ban chỉ đạo và điều phối các hoạt động khôngs chế sự lây lan của dịch tả lợn trên cả nước.

Các thách thức kiểm soát dịch tả lợn tại Việt Nam

Mặc dù ASF không lây sang người, dịch bệnh này vẫn lây lan rất nhanh. Ngoài ra, hiện chưa có vắc xin chữa trị ASF; do đó, nếu các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát kịp thời, hợp lý không được tiến hành, ASF có thể lan rộng tới các khu vực khác của Việt Nam.

Ngoài ra, rủi ro các dịch bệnh khác và việc lây lan ASF từ các nước láng giềng sang Việt Nam trong thời gian tới vẫn rất cao. Hơn nữa, theo Cục Thú y thuộc MARD, do nhự sát nhập các cơ quan thú ý cấp xã/huyện gần đây, hiện ở cấp xã phường không còn các cơ quan quản lý thú y riêng để giám sát ASF cũng như để triển khai các chương trình tập huấn và hướng dẫn, khiến việc kiểm soát và giám sát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.

Một thách thức khác là thiếu hụt nhận thức về mối đe dọa dịch bệnh tả lợn đang lan rộng. Bất chấp cách tiếp cận hết sức chủ động từ phía chính phủ, một số nông dân chăn nuôi lợn vẫn cố gắng bán lợn nhiễm dịch tả hoặc lợn bị nghi nhiễm dịch tả. Ngoài ra, một số nông dân có thể sử dụng thịt lợn nhiễm dịch làm thức ăn cho các động vật nuôi khác nhằm giảm thiệt hại kinh tế. Một bộ phận khác có thể không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, các hướng dẫn vệ sinh và khử trùng được khuyến cáo hoặc các quy định của MARD về thời điểm tái đàn phù hợp, hoặc không báo cáo các trường hợp nghi nhiễm dịch tả lợn ASF cho các cơ quan chức năng.

MARD đã xác định 3 khu vực nghi ngờ có dịch là khu vực đồng bằng sông Hồng (hiện đang ở bao động đỏ), khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Đông Nam bộ (khu vực chăn nuôi chính của Việt Nam). Mặc dù đàn lợn có quy mô lớn nhất (ước tính khoảng 2,5 triệu con lợn) nằm tại miền nam, phần lớn hoạt động chăn nuôi lợn tại miền Nam thuộc về nông hộ nhỏ và phân tán. Đặc điểm này, cộng với giá thịt lợn tăng tại miền Nam, đang dẫn đến xu hướng tăng vậ chuyển lợn từ miền Bắc xuống miền Nam, làm tăng rủi ro bùng phát thêm các ổ dịch.

Các tác động

Nếu không kiểm soát chặt chẽ, dịch tả lợn ASF đe dọa ngành chăn nuôi lợn Việt Nam. Ở thời điểm này, khó dự báo quy mô và mức độ tác động lên Việt Nam nhưng USDA cho rằng ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ bị tác động mạnh trong tương lai gần.

Ngành chăn nuôi của Việt Nam vốn đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, như năng suất chăn nuôi thấp, kiểm soát chất lượng và ATTP còn yếu, và khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài mối đe dọa dịch tả lợn ASF, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng đang đối diện với các dịch bệnh khác như lở mồm long móng và hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh). Theo báo cáo của MARD, trong năm 2018, quy mô chăn nuôi lợn Việt Nam khoảng 30 triệu con, sản xuất 3,82 triệu tấn thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn, chiếm 72% tổng sản lượng thịt của cả nước. Nếu dịch tả lợn ASF tiếp tục diễn ra, nông dân có thể giảm động lực tái đàn, dẫn đến sự gián đoạn dài hạn trong chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung và giá tăng.

USDA cho rằng sản xuất chăn nuôi lợn Việt Nam sẽ đi ngang trong năm 2019 và 2020, trực tiếp dẫn đến giảm nhu cầu TACN lợn. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm và thủy sản sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, bù đắp giảm sản xuất TACN lợn và dẫn đến tăng nhẹ trong sản lượng TACN.

Xét đến những lo ngại về sự lây lan dịch tả lợn và giải quyết mối lo của người tiêu dùng về ATTP, một số doanh nghiệp thực phẩm thông báo định hướng thắt chặt kiểm soát về nguồn nguyên liệu và giảm sử dụng thịt lợn nguồn gốc nội địa. Mặc dù nhiều công ty chế biến thực phẩm cho biết họ có thể sử dụng nguồn thtị lợn nhậpk hẩu từ các nước không xuất hiện dịch tả lợn, trên thực tế, thịt lợn chứng nhận Viet-GAP với chứng nhận nguồn gốc rõ ràng, vẫn sẽ có sức tiêu thụ tốt trên thị trường. Các công ty chăn nuôi lớn tại Việt Nam với năng lực quản lý an toàn sinh học hiện đại như CP, Dabaco, và Masan, đát phát triển các chuỗi cung ứng 3F (thức ăn, trại nuôi, thực phẩm), chưa chịu tác động của dịch tả lợn tính đến thời điểm này. CÁc lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn liên quan đến dịch tả lợn từ các nướck ahcs có thể đe dọa các doanh nghiệp sản xuất thịt lợn định hướng xuất khẩu. Các nguồn tin cho rằng Việt Nam sẽ không cấm nhập khẩu thịt lợn từ các nước không xuất hiện dịch.

Kể từ khi giá thịt lợn giảm mạnh trong năm 2017, ngành chăn nuôi Việt Nam đang chuyển dịch từ sản xuất chăn nuôi nông hộ sang các trại nuôi tập trung, quy mô lớn với các chuỗi giá trị khép kín. Dịch tả lợn sẽ có thể càng thúc đẩy xu hướng này và dẫn đến áp dụng các biện pháp kiểm soát ATTP và truy xuất nguồn gốc tốt hơn để bảo vệ hoạt động kinh doanh và xuất khẩu thịt nội địa trước các mối đe dọa trong tương lai. Ngoài ra, theo các chuyên gia nông nghiệp, dịch tả lợn hiện nay có thể là một cú hích cho các cải cách ngành chăn nuôi như tổ chức sản xuất, cải thiện năng suất và chất lượng và tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩ mnội địa, đặc biệt khi chính phủ đã thông qua Luật Chăn nuôi vào tháng 11/2018, có hiệu lực từ 1/1/2020.

Theo FAS USDA
Admin

El Nino sẽ kết thúc vào tháng 6, La Nina có thể xảy ra vào nửa cuối năm 2024

Bài trước

Ấn Độ dự báo lượng mưa trên mức trung bình sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nền kinh tế

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc