Brazil, Guatemala hay Kenya đều là những đất nước độc đáo trên thế giới nơi phần lớn mọi người bắt đầu một ngày bằng một tách cà phê. Nhưng đất nước nhỏ bé Luxembourg đang nổi lên với ngành kinh doanh cà phê gắn với một nền công nghiệp chế biến caffeine. JAB Holding, một công ty đầu tư tư nhân tại đây, đang nhanh chóng trở thành nhà rang xay, bán lẻ cà phê lớn thứ hai thế giới. Ngày 14/2 vừa qua, hãng đầu tư, vốn có của cải bắt nguồn từ ngành kinh doanh hóa chất của gia tộc bí ẩn Reimann của Đức, thông báo kế hoạch niêm yết cổ phiếu của đế chế cà phê trong vài năm tới.

JAB đã chiếm thị phần bán lẻ cà phê khoảng 12% trên thị trường thế giới, đứng thứ 2 chỉ sau Nestlé, với thị phần khoảng 25%. Lavazza của Ý, nhà rang xay lớn thứ 3 thế giới, có thị phần rất nhỏ bé so với 2 công ty top đầu. JAB đã bỏ ra hơn 10 tỷ USD hồi năm 2012 để thâu tóm các thương hiệu bán lẻ cà phê như Jacobs Douwe Egberts và các chuỗi cửa hàng bao như Peet’s và gần đây nhất, Pret a Manger của Anh, với giá 1,5 tỷ Bảng, tương đương 2 tỷ USD trong tháng 5/2018. Những khoản chi mạnh tay liên miên có thể gây áp lực lên bảng cân đối kế oán của tập đoàn này. Cả Moody’s và Standard & Poor’s, hai hãng xếp hạng tín dụng, gần đây đều lên tiếng cảnh báo về cơn khát thâu tóm của JAB có thể dẫn tới việc hạ xếp hạng tín dụng.

Việc chi ra những khoản tiền lớn cũng có thể dẫn JAB tới khả năng làm rối loạn một chuỗi cung ứng “rất truyền thống”, theo nhận định của Antti Belt của BCG, một hãng tư vấn. Các công ty cà phê, như JAB, chế biến hạt cà phê và sau đó bán ra thị trường dưới dạng một gói cà phê hay một tách cà phê, vốn đã thâu tóm phần lớn lợi nhuận của ngành kinh doanh này. Họ mua hạt cà phê thô từ các nhà giao dịch – những người chỉ thu về biên lợi nhuận rất nhỏ, thường là 1 – 2% - rồi đảm nhiệm phần lớn các hoạt động còn lại trong chuỗi cung ứng. Các nhà rang xay phụ thuộc vào chuyên môn của các nhà giao dịch để phối trộn các loại cà phê khác nhau nhằm cân bằng độ mạnh và vị giác (thường gắn với hạt cà phê Brazil) với  mùi hương và độ chua (từ các hạt cà phê châu Phi hoặc Trung Mỹ).

Cho tới vài năm trước đây, các nhà giao dịch thường nhận được thanh toán trong vòng 30 ngày. Để tăng luồng tiền thanh khoản, JAB đã kéo dài các điều kiện thanh toán lên tới 300 ngày. Tìm được phương án tài chính để lấp đầy khoảng trống thanh khoản này thật sự bóp nghẹt biên lợi nhuận nhỏ bé của các nhà giao dịch. “Những gã này có tiền, tất nhiên, nhưng họ không phải là các ngân hàng”, theo Oscar Schaps của intl fcStone, một hãng môi giới cho hay. Các ngân hàng đang cho các nhà giao dịch vay tiền có thể phải tính đến tình hình tài chính của những khách hàng lớn nhất của họ. Chi phí vay của các nhà giao dịch có thể tăng nếu xếp hạng tín dụng của các nhà rang xay bị tụt.

Các nhà giao dịch lớn như Neumann, đối mặt với tình hình này với quyền lực rõ ràng yếu hơn. Họ phụ thuộc vào những người mua lớn trong một ngành mang tính phân tán cao. Chiến thuật của JAB lại càng khiến vấn đề thêm chồng chất. Những vụ thu hoạch bội thu lien tiếp đẩy giá cà phê xuống dưới 1,2 USD/pound, buộc nông dân phải bán lỗ. Các nhà giao dịch cũng đang chật vật để trang trải các chi phí. Một số thậm chí đang mất đi những nhân viên tốt nhất của họ. Andrew Kerr, một nhà tuyển nhân sjw, cho biết lương đang bắt đầu giảm tại Geneva, trung tâm giao dịch cà phê toàn cầu.

Một câu trả lời cho các nhà giao dịch là mở rộng quy mô. Hợp nhất có thể giúp giảm chi phí, đồng thời tăng sức mạnh giao dịch. Tăng đầu tư vào kho, cảng và vận chuyển có thể giúp họ có lợi thế lớn hơn về cơ hội hoán đổi trên khắp thế giới, đồng thời đưa họ vào vị thế thuận lợi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Á đối với cà phê hòa tan. Một chiến lược khác là tận dụng xu hướng cà phê có gu, cao cấp để thúc đẩy khả năng truy xuất và tính bền vững. Các nhà rang xay độc lập, quy mô nhỏ đang vững chân tại các thành phố giàu có hơn. Họ đang tìm kiếm các nhà giao dịch chuyên biệt, có liên kết trực tiếp với nông dân. Các nhà rang xay lớn trên thị trường cũng đang tiến vào phânkhúc cao cấp. Nestlé đã trả khoảng 425 triệu USD trong năm 2017 để mua lại Blue Bottle, một chuỗi cà phê thời thượng tại California. Cung ứng cho những chuỗi cà phê như vậy các loại cà phê chát lượng hàng đầu có thể là một cách khác để các nhà giao dịch thoát khỏi cái bẫy mà các tay chơi lớn trên thị trường đang giăng ra.

Theo The Economist
Admin

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng hơn 20%

Bài trước

Tin vắn ngành thủy sản ngày 30/6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao