WTO ra quyết định về các rào cản Ấn Độ đặt ra đối với thịt gia cầm Mỹ. FAO kêu gọi tăng các biện pháp an toàn trong thương mại sản phẩm chăn nuôi. Ngành chăn nuôi Thái Lan phải loại bỏ kháng sinh. Vissan ra mắt cửa hàng cao cấp đầu tiên với thịt lợn thảo mộc. Vietnam thúc đẩy thị trường thịt mát. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Trung Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh đóng cửa các lò mổ bất hợp pháp. Hòa Phát dẫn đầu nguồn cung thịt bò Úc tại Việt Nam. Marvin đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp thịt vịt khép kín đầu tiên tại Việt Nam.

WTO ra quyết định về các rào cản Ấn Độ đặt ra đối với thịt gia cầm Mỹ

WTO thông báo đến cuối tháng 6/2019, họ sẽ ra quyết định về liệu Ấn Độ có thành công trong việc thay đổi các quy định nhập khẩu thịt gia cầm Mỹ hay không. Năm 2012, Mỹ đã kiện Ấn Độ về việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ không hợp lý các nhà sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh quốc tế khi viện dẫn đến cúm gia cầm. Năm 2014, WTO đã đưa ra quyết định có lợi cho Mỹ và năm 2016, Ấn Độ phải thay đổi các quy định nhập khẩu nhưng Mỹ khăng khăng rằng Ấn Độ tiếp tục phân biệt đối xử với các sản phẩm của Mỹ và kêu gọi một hội đồng khác để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.

FAO kêu gọi tăng các biện pháp an toàn trong thương mại sản phẩm chăn nuôi

FAO vừa kêu gọi các nước tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) hoạt động tích cực hơn về vấn đề theo dõi và giám sát thương mại biên mậu các sản phẩm chăn nuôi. Lời kêu gọi này xuất phát từ vấn đề các dịch bệnh xuyên biên giới (TADs) bao gồm dịch tả thường, dịch tả lợn châu Phi, FMD và Peste des petits vẫn rất phổ biến và đặt ra nhiều rủi ro sức khỏe. “Biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa thương mại đang đặt ra nhiều thách thức hơn để kiểm soát TAD”, theo phó tổng giám đốc Cơ quan Chăn nuôi và Thú y Trung Quốc Wang Gongmin cho hay. “Bộ sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ kỹ thuật và các hợp tác có liên quan để nỗ lực tối đa trong việc phòng ngừa dịch bệnh phổ cập trên phạm vi toàn cầu”.

Ngành chăn nuôi Thái Lan phải loại bỏ kháng sinh

Ngành chăn nuôi Thái Lan phải tự chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thịt, trứng không kháng sinh và phúc lợi động vật. “Với các vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe đang ngày càng quan trọng, trứng và thịt được chứng nhận không kháng sinh sẽ là ưu tiên của cả người tiêu dùng lẫn các nhà bán lẻ”, theo chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Thái Lan Chayanon Kittayachaweng phát biểu. Phát biểu tại một cuộc hội thảo về triển vọng ngành chăn nuôi Thái Lan, bà Chayanon cho biết các nhà sản xuất kinh doanh nên hành động nhanh chóng và tìm một cách tiếp cận quản lý thích hợp để tăng khả năng cạnh tranh. Một số nghiên cứu tại Thái Lan và nước ngoài cho rằng những công ty chậm thay đổi sẽ đối mặt với khả năng suy giảm tới 18% hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm và chăn nuôi.

Vissan ra mắt cửa hàng cao cấp đầu tiên với thịt lợn thảo mộc

CTCP Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) vừa khai trương chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp, Vissan Premium, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, công ty cũng ra mắt khách hàng các sản phẩm thịt lợn thảo mộc không kháng sinh. Cửa hàng có 2 màu chủ đạo đỏ và trắng, với hệ thống kệ sắp xếp theo phong cách hiện đại, bắt mắt. Thịt lợn thảo mộc được sản xuất bởi trang trại của Vissan tại tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm này được chứng nhận VietGAP, được giết mổ tại nhà máy đạt chuẩn HACPP của Vissan. Công ty cho biết sẽ mở thêm các cửa hàng Vissan Premium trong thời gian tới.

Vietnam thúc đẩy thị trường thịt mát

Thịt mát tại các siêu thị tại Việt Nam hiện có giá cao hơn 30% so với thịt ấm, gây ra hạn chế tiếp cận phân khúc thịt chất lượng cao này. Bộ NN&PTNT (MARD) đã yêu cầu chính phủ rà soát các công cụ quản lý thị trường nhằm khơi thông, đặc biệt là nông dân chăn nuôi nhỏ, cung ứng các sản phẩm vào các siêu thị và theo dõi sát sao giá để tránh tình trạng tăng giá, tác động tiêu cực tới cả người tiêu dùng và nông dân. MARD cũng đang hợp tác với Bộ KHCN hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm thịt mát và thời điểm các tiêu chuẩn này được triển khai, theo dõi sát tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn này.

Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Trung Quốc

Một nghị định thư về các điều kiện xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa sang Trung Quốc có thể được ký trong tháng 4/2019, sau 2 năm chuẩn bị, lên kế hoạch và các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất sữa và các sản phẩm sữa tại Việt Nam. Cả hai nước đẫ hoàn thành báo cáo đánh giá rủi ro và một nghị định thư cho xuất khẩu sữa. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết kỳ vọng sau khi nghị định thư được ký kết, các sản phẩm sữa từ Việt Nam sẽ có mặt trên thị trường Trung Quốc lần đầu tiên thông qua Lễ hội Sữa Việt Nam tại Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 5 – 6/2019.

Thành phố Hồ Chí Minh đóng cửa các lò mổ bất hợp pháp

HĐND thành phố Hồ Chí Minh thông abso đến ngày 30/9 sẽ đưa vào hoạt động 6 lò giết mổ công nghiệp hiện đại với công suất 13.000 con/ngày. Theo lộ trình của thành phố, tổng công suất giết mổ của các nhà máy sẽ vào khoảng 15.530 con lợn/ngày (tương đương 1.052 tấn thịt lợn); 300.000 gia cầm/ngày (450 tấn/ngày) và 300 gia súc/ngày (45 tấn/ngày). Lượng thịt giết mổ này đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đã quyết định đóng cửa hoạt động của tất cả các cơ sở giết mổ thủ công hiện nay trên địa bàn, ngoại trừ lò mổ Trung Tuyên tại huyện Cần Giờ do đặc điểm địa lý đặc biệt của nhà máy này. Mục tiêu chính của dự án này nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Hòa Phát dẫn đầu nguồn cung thịt bò Úc tại Việt Nam

Năm 2019, mảng kinh doanh thịt bò của Hòa Phát dự báo tăng trưởng 12% so với năm 2018 và nâng thị phần nhập khẩu thịt bò Úc của công ty này lên 45%. Công ty Thương mại Hòa Phát sẽ mở rộng quy mô nuôi, tăng cường nghiên cứu chuỗi giá trị thịt, đa dạng hóa nguồn cung bò sữa và nghiên cứu, tuyển chọn các giống gia súc chất lượng cao để nuôi tại Việt Nam. Theo báo cáo của tập đoàn, năm 2018, Hòa Phát chiếm thị phần 45% về sản xuất thịt bò Úc, đưa công ty này vào vị thế dẫn đầu về nguồn cung thịt bò Úc sau chưa đầy 3 năm tham gia thị trường.

Marvin đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp thịt vịt khép kín đầu tiên tại Việt Nam

Mavin Group đang đặt cược vào sản xuất thịt vịt, đặt mục tiêu đến năm 2024 chiếm 40% thị phần. Với lợi thế cạnh tranh đến từ nhiều năm kinh nghiệm xây dựng các chuỗi cung ứng khép kín, Mavin đã phác thảo một kế hoạch tổng thể nhằm phát triển mảng kinh doanh sản xuất thịt vịt theo chuỗi khép kín, bắt đầu từ thức ăn, giống, trang trại chăn nuôi thương phẩm, các nhà máy giết mổ và chế biến. “Trước đây, vịt chủ yếu nuôi theo kiểu thả đồng nhưng hệ thống này đặt ra những rủi ro dịch bệnh và là rào cản chính cho các sản phẩm thịt vịt Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế”, theo giám đốc mảng sản xuất chăn nuôi của Mavin Phạm Cao Bằng cho hay.

Theo Asian Agribiz
Admin

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài trước

Việt Nam chi 1,24 tỷ USD cho nhập khẩu thịt, phát hiện vi khuẩn salmonella trong một số lô hàng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt