CTCP Sữa Việt Nam, hay Vinamilk, sẽ mở nhà máy sữa đầu tiên tại Myanmar vào năm 2019, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sữa, theo một nguồn tin của Nikkei Asia tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của nhà máy tại Myanmar sẽ đại diện cho dấu ấn thứ hai của công ty này tại khu vực ASEAN sau nhà máy đầu tiên tại Campuchia. Một liên doanh khác tại Indonesia cũng đang trong quá trình thảo luận.

Để thúc đẩy mạnh hơn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài, Vinamilk cũng đang chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong năm 2019. Phác thảo nghị định thư cho phép các sản phẩm sữa Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc đã được các nhà chức trách Trung Quốc chuẩn bị và được kỳ vọng sẽ ký kết vào tháng 4/2019. Đây được coi là động thái sẽ trải rộng đường cho Vinamilk bước chân vào thị trường Trung Quốc, thị trường có quy mô dân số 1,4 tỷ người. Tập đoàn đa ngành Jardine C&C của Singapore, nắm giữ 11% cổ phần trong Vinamilk, có thể giúp phân phối các sản phẩm của Vinamilk trong chuỗi bán lẻ Dairy Farm mà tập đoàn này có tại Trung Quốc.

Nguồn tin trên không cung cấp chi tiết về nhà máy sữa tại Myanmar nhưng cho biết Vinamilk sẽ hợp tác với một đối tác địa phương, được cho là Synchro World, bên đóng vai trò phân phối kể từ khi các sản phẩm của Vinamilk lần đầu tiên được ra mắt tại Myanmar vào năm 2016. Thị trường Myanmar mở ra tiềm năng lớn đối với các công ty sữa do tiêu dùng sữa của hơn 55 triệu người dân Myanmar đang ở mức thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Tiêu dùng sữa hàng năm của người Myanmar chỉ ở mức 10 lít, so với mức 45 lít của người Singapore và 60 lít của người Malaysia.

Myanmar là một trong những thị trường nước ngoài chiến lược của Vinamilk khi công ty này đang tìm cách bù lỗ cho thị trường Iraq, từng chiếm đến 60% doanh thu thị trường nước ngoài của Vinamilk. Năm 2017, Vimanilk báo cáo doanh thu xuất hẩu giảm lần đầu tiên trong 20 năm do biến động chính trị tại Trung Quốc. Doanh thu ròng từ thị trường nước ngoài đạt 7.400 tỷ đồng, tương đương 312 triệu USD, trong năm 2017, giảm 4,2% so với năm 2016.

Ban quản trị của Vinamilk phải thay đổi chiến lược mở rộng và kinh doanh ở nước ngoài. “Công ty sẽ tiến tới đẩy mạnh hợp tác với các đối tác phân phối tại các thị trường mới, từ các hoạt động xuất khẩu truyền thống, và dần dần xây dựng cơ sở sản xuất tại các thị trường tiềm năng, như Myanmar”, theo CEO Vinamilk Mai Kiều Liên phát triển trước các cổ đông năm 2018. Bà cho biết thêm rằng công ty đã dành ra 750 triệu USD vào quỹ nhằm vào hoạt động M&A, xây dựng các cơ sở sản xuất mới và phát triển trang trại nuôi bò sữa từ năm 2017 – 2021.

Công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng động thái mở nhà máy tại Myanmar sẽ giúp công ty ổn định trên thị trường này, tận dụng lợi thế của các đối tác địa phương, là những người hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng địa phương và sở hữu các hệ thống phân phối của riêng họ, qua đó tăng doanh thu xuất khẩu cho Vimanilk.

Tháng 3/2017, Vinamilk hoàn tất việc thâu tóm Angkor Dairy Products tại Campuchia, mua 49% cổ phần từ  BPC Trading Co., một nhà phân phối và đối tác chiến lược, với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD. Angkor Dairy Products, hay Angkormilk, có một nhà máy rộng 27.000m2 với sản lượng hàng năm 19 triệu lít và 64 triệu hộp sữa chua, có doanh thu tăng 65% trong năm 2017 lên 20 triệu USD và dự kiến doanh thu tăng tới 146% trong năm 2018.

Năm 2018, Vinamilk đã đầu tư gần 19,7 triệu USD vào 51% cổ phần tại Lao Jagro Development Xiengkhouang Co., một công ty chuyên vận hành các trang trại chăn nuôi bò tại Lào, bao gồm cả bò sữa sử dụng công nghệ Nhật Bản, để xuất khẩu sang các thị trường ASEAN. Tổng giá trị dự án là 38,7 triệu USD.

Vinamilk báo cáo doanh thu 52.800 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 2% so với năm 2017, thấp hơn mục tiêu đặt ra trước đó là 55.500 tỷ đồng, đánh dấu tăng trưởng chậm lại đáng kể sau một thập niên tăng trưởng ấn tượng. Các nhà phân ích cho rằng sự suy giảm này là do thay đổi các xu hướng tiêu dùng, khi người Việt Nam chuyển sang các đồ uống dinh dưỡng cao và có các giá trị sức khỏe khác.

Việc mở rộng các thị trường nước ngoài để tăng doanh thu xuất khẩu là một trong 3 mục tiêu tăng trưởng chính của Vinamilk đến năm 2020, theo công ty chứng khoán BIDV cho hay. Công ty sẽ tập trung vào các thị trường Philippines, Campuchia, Myanmar, Indonesia và Trung Quốc, nơi tiêu dùng sữa vẫn ở mức thấp so với các thị trường khác.

Theo Nikkei Asia
Admin

Google ký thỏa thuận mua tín dụng loại bỏ carbon từ các trang trại ở Ấn Độ

Bài trước

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư